Hôm nay,  

Xin Bớt Xài Chữ Kiều Nữ

01/06/201400:00:00(Xem: 4251)
Hình như không có hội đoàn nào gọi là nữ quyền tại Việt Nam. Đó là lý do, phụ nữ luôn luôn là đề tài được nhìn dưới mắt “thiếu bình đẳng” của báo chí.

Hồi xa xưa, hồi mình học tiếng Anh ở Hội Việt Mỹ, lúc đó có ông Thầy phân tích rằng mấy bà nữ quyền Mỹ thắc mắc là chữ “lịch sử” trong tiếng Mỹ lại là “history,” tức là ghép chữ “his” (của đàn ông) và chữ “story” (truyện kể, lịch sử)...

Nghĩa là, tại sao chữ “lịch sử” không phải là “her-story” ghép lại -- nghĩa là, truyện của quý bà?

Hay tại sao không nói chữ trung tính, thí dụ, “human-story” -- tức là, truyện của nhân loại. Thời đó, quý bà nữ quyền bên Mỹ giỏi lý sự lắm, nên mới thấy các lý lẽ bình quyền...

Xưa giờ, phụ nữ là thứ yếu, là xương sườn của quý ông.

Có vẻ tiền định tới mức, cấm quý phụ nữ làm linh mục, vì Thượng Đế là ông già râu dài, tóc trắng... chứ không phải một bà già -- ngắn gọn, tới mức có thể hiểu, cái gì hay là của giống đực, có phải không?

Bực dọc nữa là, bây giờ báo chí cứ ưa xài chữ “kiều nữ.”

Mà xài theo nghĩa xấu, theo văn mạch, chứ không phải nghĩa tốt.

Vì kiều nữ có nhiều nghĩa, là một phụ nữ đẹp, kiều diễm... nhưng cũng có nghĩa xấu là một phụ nữ đẹp lỡ bước lầu xanh như nàng Kiều của cụ Nguyễn Du...

Xài theo nghĩa tốt cũng có, nghĩa xấu cũng có... do vậy, xin đề nghị báo chí bớt xài chữ này giùm.

Thông tấn Trí Thức Trẻ trên mạng Soha hôm 30-5-2014 có bản tin trích như sau:

“..."Kiều nữ lạ mặt” đã đưa một lái xe taxi bị bất tỉnh từ khách sạn đến bệnh viện để cấp cứu sau đó đòi bỏ đi...

Theo thông tin từ Phòng bảo vệ nội bộ chính trị Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khoảng 3 giờ 20 phút sáng nay ngày (30/5), Khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Đức T. (30 tuổi), là tài xế lái xe taxi cho hãng Thanh Nga, quê Giao Thủy, Nam Định, trong tình trạng hôn mê và bất tỉnh.

Theo Biên bản làm việc thì vào thời điểm trên, anh Phạm Xuân Diệu là nhân viên bảo vệ bệnh viện đang trực ban thì nhận được thông báo của bác sỹ Khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai, có một người phụ nữ khoảng 40 tuổi đưa một bệnh nhân nam vào cấp cứu (trên người bệnh nhân nam không mặc quần áo). Ngay sau đó, người phụ nữ này đòi về và để bệnh nhân ở lại một mình. Vì bệnh nhân bị hôn mê và người phụ nữ có biểu hiện bất thường, gây mất trật tự nên các bác sĩ, y tá đã báo cho bảo vệ bệnh viện đến giải quyết.


Theo anh Diệu: “Sau khi chiếc xe cấp 115 đưa bệnh nhân đến bệnh viện được một lúc, tôi nhận được thông tin từ bác sỹ trực cấp cứu của Khoa chống độc. Tôi trực tiếp chạy lên thì thấy người phụ nữ đó có biểu hiện bất thường. Hỏi về mối quan hệ với bệnh nhân thì cô ta bảo là chị gái của anh T. Tuy nhiên các thông tin mà bác sỹ cung cấp có nhiều chi tiết không hợp lý. Người phụ nữ này đã làm ầm ĩ ở Khoa chống độc nên tôi giữ lại. Khi người nhà anh T. được gọi đến để xác nhận, mẹ đẻ anh T. cho biết không quen người phụ nữ này…”...

...Cũng theo anh Diệu, sự việc ngay sau đó được báo cáo lên lãnh đạo bệnh viện và thông báo cho Công an phường Phương Mai, quận Đống Đa đến để giải quyết.

Tại bản tường trình, người phụ nữ “lạ mặt” cho biết tên là Phạm Thị Ngọc Th. (SN 1974), hộ chiếu mang quốc tịch Mỹ, hiện đang thuê nghỉ tại một khách sạn trên phố Hàng Hành. Theo trình bày của chị Ngọc Th., khoảng 10 giờ 30 đêm hôm trước (29/5), chị Th. và anh T. có đi mua xôi về khách sạn để ăn. Anh T. không ăn mà kêu mệt. Chị Th. hỏi anh T. có cần đi bệnh viện không thì anh T. nói là không và ngồi xem bóng đá. Còn chị Th. ngồi đọc email và nói chuyện với bạn từ bên Mỹ gọi về.

Trong bản tường trình, chị Th. có cho biết thêm, khoảng 11 gờ 20 phút, chị có thấy anh T. trùm chăn kín, sợ anh T. bị ngạt nên đã kéo chăn ra rồi chị này cũng nằm ngủ.

Đến khoảng 3 giờ 20 phút sáng nay (30/5), vì sợ anh T. “chết đói” nên chị Th. đã xuống lễ tân yêu cầu gọi xe đưa anh T. đi cấp cứu tại Khoa chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Về tình trạng sức khỏe bệnh nhân, theo một bác sỹ cho biết: “Bệnh nhân T. vẫn còn hôn mê, các bác sỹ đang theo dõi rất sát sao. Hiện tại, các bác sỹ vẫn đang tìm nguyên nhân chính gây ra sự hôn mê cho bệnh nhân T. để hội chẩn.”, một bác sỹ cho biết...”(ngưng trích)

Tại sao không gọi đơn giản là một “phụ nữ”?

Tại sao cứ gọi là “kiều nữ”?

Hàm ý gì. khi sử dụng ngôn ngữ có vẻ bất công với phụ nữ như thế?

Có cách nào quên bớt chữ “kiều nữ” đi không?

Viết mãi như thế, có thấy tội nghiệp tất cả các phụ nữ khác chăng?

Ý kiến bạn đọc
02/06/201411:05:30
Khách
ý của người viết bài là một phụ nữ việt kiều= kiều nữ, chúng ta cũng không nên ngac nhiên vì những cách ghép chữ như thế trên báo chí vn.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.