Hôm nay,  

Giáo Dục: Tiền Chùa?

18/04/201400:00:00(Xem: 3567)

Học phí ngày một tăng, may ở Sài Gòn còn đỡ, vì ba mẹ dễ xoay sở hơn quý phụ huynh các tỉnh lẻ, nơi đa số dân sống bằng nghề nông. Bênh cạnh đó, Bộ Giáo Dục vẫn bày mưu tính kế để rút tiền ngân sách với nhiều lý do, nghe rất mực hợp lý, nhưng cực kỳ khả vấn.

Mới nhất, Bộ Giáo Dục xin 34 ngàn tỷ đồng để đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015... Điều này có thực cần thiết hay không? Hay chỉ là độc chiêu rút ruột ngân sách của các quan? Bởi vì con số 34 ngàn tỷ đồng rất khả vấn: 1,6 tỷ đôla, nhiều kinh khủng.

Hãy suy nghĩ, xin ngân sách dự thảo cho Á Vận Hội Asiad chỉ khoảng 150 triệu đôla, cả nước đã kinh hoảng rồi, huống gì là 1,6 tỷ đôla cho dự án sách giáo khoa.

VietnamNet hôm 17-4-2014 có bài viết nêu tựa đề: “Bộ Giáo dục có biết trường mua thiết bị để 'đắp chiếu’?”

Trong bài, nêu lời PGS Văn Như Cương:

“Bộ GD-ĐT có thường xuyên kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị dạy học các trường được nhận về không. Bộ có biết các trường đa phần là phải bắt buộc mua, sau rồi thiết bị bó chiếu, nằm trong kho không?

Có thực tế là nhiều thiết bị do chính Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em của Bộ GD-ĐT sản xuất, đưa xuống các trường không thể sử dụng hoặc gặp nhiều trục trặc khiến giáo viên nản lòng.”(ngưng trích)

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ qua bản tin “Sốc với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa” đã ghi nhận rằng “ai cũng sốc, ngỡ ngàng khi nghe Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14-4.”

Vấn đề là, sốc như thế nào?

Đơn giản vì, tranh luận chữ nghĩa đao to búa lớn từ 14 năm nay, nhưng vẫn không biết cải tổ giaó dục nên xoay về hướng nào...

Báo Tuổi Trẻ ghi lời Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý: “Loay hoay từ năm 2000 đến giờ, cứ nói đổi mới nhưng không biết đi đến đâu rồi. Tôi đề nghị với đề án này phải lấy ý kiến đông đảo chuyên gia và cần thiết thì lấy ý kiến nhân dân”.

Hay là lời của GS Hoàng Tụy:

“Tôi thật sự sốc khi nghe tin Bộ GD-ĐT báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần đến số tiền 34.000 tỉ đồng để thực hiện việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa mới sau năm 2015. Tôi hi vọng nghe nhầm con số, chứ 34.000 tỉ đồng là trên dưới 1,5 tỉ USD, một số tiền khổng lồ, vượt quá nghìn lần con số tôi có thể nghĩ tới.

Chỉ cần chi tiết từng khoản tiền dùng cho từng mục công việc cụ thể sẽ thấy ngay sự bất hợp lý ở đâu và đến mức nào. Cách đây mấy tháng báo Tuổi Trẻ đã đăng một kiến nghị của tôi về vấn đề biên soạn chương trình và sách giáo khoa mới, nếu theo cách ấy thì tôi tin chỉ cần một khoản đầu tư vừa phải, mà chỉ có thế mới có thể đảm bảo chất lượng chắc chắn. Trong việc này cũng như nhiều việc khác, tiêu nhiều tiền mà không hợp lý thì càng bôi bác chứ chẳng ích lợi gì.

Một số tiền lớn đến vậy chỉ để biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới và các việc thực hiện nó thì thật không chỉ khó chấp nhận trong điều kiện kinh tế còn quá khó khăn của ta, mà ngay đến các nước giàu có trên thế giới cũng không ai tiêu xài vô lý như vậy. Trong khi tiền lương của thầy cô giáo còn chưa đủ sống thì cần hết sức cân nhắc mọi khoản tiêu pha hợp lý hơn mới có thể tranh thủ sự đồng thuận của xã hội.”

Trong khi đó, GS Văn Như Cương nói rằng chỉ cần 1/1.000 là đủ rồi: “Tôi cho rằng kinh phí để biên soạn một bộ sách giáo khoa phổ thông có thể ước tính chỉ bằng 1/1.000 số tiền trên thôi.”

Thế mới biết, các quan chức mạnh bạo khi xin xài tiền chùa...

Thế mới biết, cơ chế mình hỏng ngay từ căn bản rồi, vì quan chức nào cũng lo bày mưu, nghĩ kế để “vịn” vào ngân sách... bất kể mọi hành vi tổn hại phước đức.

Xài tiền ngân sách phi lý, kiếp sau trả nặng à nhen...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.