Hôm nay,  

Giáo Dục: Ăn Khớp, Đồng Bộ

12/02/201400:00:00(Xem: 5274)
Đổi mới... vâng, cần đổi mới lắm. Nhưng đổi mới gì? Nhiều viên chức nhà nước mấy tuần qua, nêu lên chuyện đổi mới giáo dục. Đúng vậy, ông bà mình nói, không thầy đố mầy làm nên... cho nên phải đổi mới ngay từ thầy cô trước, để có thể sinh ra các thế hệ mới.

Nhưng thế hệ mới nào? Trời ạ, nếu là thế hệ cháu ngoan Bác Hồ thì lại hỏng bét.

"Khoảng 30 năm nữa giáo dục Việt Nam mới “ra tấm ra miếng'" là một bài viết trên báo Giáo Dục VN, ghi lời quan chức TS Trịnh Ngọc Thạch – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Mục tiêu lọt top 200 đại học thế giới vào năm 2020 quá xa vời với Việt Nam"

Đó là, nếu làm gì cũng thành công, thì 30 năm mới xong, theo lời quan họ Trịnh. Thế nhỡ làm trật ở khâu nào đấu, là kéo dài thêm, hoặc sẽ không bao giờ tới.

TS Trịnh Ngọc Thạch nói: “Nếu đề án này làm tốt ngay từ đầu, mọi chuyện đều làm tốt thì tôi nghĩ khoảng 30 năm nữa giáo dục Việt Nam mới “ra tấm ra miếng”, mới “sánh vai” được với các nước phát triển hiện nay. Vì sao vậy? Chiến lược phát triển giáo dục của Việt nam đề ra là đến năm 2020 có ít nhất một trường ĐH lọt top 200 thế giới, nhưng để đạt thứ hạng này thì trường đó phải có ít nhất 5 giải Nobel, mà hiện nay nước ta chưa có giải Nobel nào. Đấy là chưa kể các tiêu chí khác như: Trường phải có 90% Giáo sư, Tiến sĩ; tiêu chí về các tác phẩm khoa học, có bao nhiêu báo cáo khoa học quốc tế được trích dẫn… với các tiêu trí như vậy thì chúng ta rất khó so bì. Xếp hạng hiện nay của Đại học Việt Nam thấp lắm, chưa có trường nào lọt top 700 thế giới, trong khi cột mốc 2020 chỉ còn 6 năm nữa thôi. Liệu Việt Nam có trường Đại học nào lọt top 200? Chắc chắn là không thể!”

Thế là xong nhé... Xin nhớ, 30 năm là nửa đời người.

Thế nhưng, câu hỏi xin trình lên quan chức: rằng ai lãnh đạo công cuộc đổi mới gioá dục này?

Có phải Đảng lãnh đạo? Thế là hỏng nhé.

Trong bản tin của TTXVN tựa đề “Đổi mới giáo dục: Xác định xong thế “kiềng 3 chân”...” đăng ngày 2-2-2014 có ghi lời ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết:

“Chúng tôi xác định đổi mới quản lý là giải pháp then chốt. Bởi vì đổi mới giáo dục và đào tạo không phải là việc của riêng Bộ Giáo dục-Đào tạo hay Bộ trưởng, mà là của gần 2 triệu thầy cô giáo, của 20 triệu học sinh, sinh viên. Mà cũng không phải chỉ có 22 triệu thầy cô giáo, học sinh, sinh viên ngành giáo dục triển khai đổi mới. Trên thực tế, tất cả các ngành, các cấp, cả xã hội sẽ cùng với chúng tôi thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy, đòi hỏi sự chỉ đạo, phối hợp rất ăn khớp và đồng bộ.”(ngưng trích)

Đấy nhé, Bộ Trưởng nói thế nhé: phải đổi mới giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng, và phải “ăn khớp và đồng bộ.”

Có nghĩa là, chỉ thi hành thôi, khỏi kêu ca, khỏi phản biện, khỏi thắc mắc... vì như thế là không ăn khớp, không đồng bộ... Nhưng, nhắm mắt thi hành có phải là đổi mới giáo dục không?

Thực tế nhé, đổi mới giaó dục là phải cho không ăn khớp, phải cho không đồng bộ... Vì không có ý kiến trái chiều, sẽ vĩnh viễn làm con ngựa già Chúa Trịnh, nghĩa là bị khớp mắt, chỉ thấy một chiều thôi.

Theo nhà báo Tống Văn Công trong bài báo đăng ở tờ Lao Động tựa đề “Trước hai vấn đề cốt lõi,” trong đó có nói về nền giáo dục cần phải không ăn khớp, cần phải không đồng bộ... vì, theo ông:

“...Thực ra, “dạy người” không chỉ ở môn giáo dục công dân mà phải trong toàn bộ chương trình giáo dục. Ngày nay, ở các nền giáo dục tiên tiến người ta đặt ra nhiệm vụ đào tạo con người tự do, con người đầy ắp ý kiến phản biện, con người dám khác với những người đi trước dù đó là những vĩ nhân. Albert Einstein nói: “Chúng dựa trên tự do của lòng tin và giáo dục, trên nguyên lý rằng, ước muốn tìm chân lý phải đặt trước mọi ước muốn khác” và “Không có tự do kia, sẽ không có Shakespeare, không có Goethe, Newton, không có Faraday và Pasteur”. Đúng vậy, có thể nói thêm, không có tự do thì cũng không thể có Albert Einstein và không thể có Hoàng Tụy, Ngô Bảo Châu...”

Nghĩa là thế nào? Nghĩa là cần tự do tư tưởng. Cần xóa bỏ cái gọi là “ăn khớp, đồng bộ... dưới sự lãnh đạo của Đảng.”

Thế nhưng, nhà nước có cho tự do tư tưởng không?

Báo Nhân Dân hôm 14-1-2014 đăng bài viết của PGS, TS Nguyễn Văn Nhã, Hiệu trưởng Trường ÐH Nguyễn Trãi, có tựa đề “Những vấn đề đặt ra trong xã hội hóa giáo dục đại học,” có nêu lên nhu cầu ăn khới và đồng bộ:

“...Vai trò của lãnh đạo Ðảng, chính quyền các cấp là nhân tố quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc XHHGD triển khai thuận lợi. XHHGD còn từ gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh); các cơ quan, ban, ngành (nhất là các ngành chức năng, có trách nhiệm đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện,...); các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất; bản thân ngành GD và ÐT cũng là một đối tượng để XHHGD; các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các "nhà hảo tâm, tài trợ cho giáo dục"...”(ngưng trích)

Thế là xong, kể như khỏi có màn 30 năm, khỏi có màn đổi mới giáo dục... vì xin đọc kỹ, TS Nguyễn Văn Nhã nói thế, giaó dục phải do lãnh đạo của Đảng, và công an cùng các ban nhành khác sẽ phải có trách nhiệm với nhà trường.

Xong rồi, chắc là 60 năm may ra mới đổi mới phần nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.