Hôm nay,  

Trộm Tượng, Bị Thánh Vật

23/10/201300:00:00(Xem: 6791)
Niềm tin dân gian giải thích như thế, qua một bản tin từ báo Pháp Luật đăng lại ở trang web của Chùa Phúc Lâm: 'Thánh vật' tức khắc vì phá tháp cổ trộm cắp tượng Phật...

Có đúng như thế không? Trong cõi chư thiên, các vị hộ pháp có nỡ vật ai chăng? Hay chỉ vì kẻ trộm lỡ mang nghiệp dữ, tất lãnh thọ quả dữ? Nhưng điều lạ ở một ngôi tháp cổ Nghệ An hiển hiện là, theo bản tin: “Một số thanh niên trong bản thấy xung quanh tháp có nhiều tượng phật, lợi dụng đêm tối đến lấy đi bán. Nhưng tất cả những người đó sau này đều có kết cục không tốt, người thì chết đuối, người thì bị điên, người thì gia đình không êm ấm…”.

Bản tin kể, trên thượng nguồn dòng Nậm Nơn (xã Mỹ Lý, Kỳ Sơn, Nghệ An) có một ngọn tháp cổ sừng sững tự thuở nào không ai biết nó có từ đâu. Bản tin trích như sau:

“...Dưới nắng chiều, mặt trời núp sau ngôi đền lóe lên sáng rực rỡ, trên bốn bức tường tháp cổ có nhiều hoa văn, thân tháp gắn phù điêu, tượng Phật, La Hán… Tất cả đều đã bị rêu phong phủ mờ hoặc cây dại che khuất. Nhiều bức tượng đã bị con người và thiên nhiên tác động làm cho sứt mẻ, đứt gãy, hoa văn đã bị mất hoặc khuyết đi rất nhiều. Hiện trạng tháp cũng đang xuống cấp, nhiều lỗ thủng như vết bạn bắn, nhiều chỗ gạch đã rơi xuống chân đền được mọi người gom lại, vết bị con vật bới đào, vết bị ai đó đục khoét...

... ngày trước tháp còn nguyên vẹn ngày lễ, tết bà con khắp các bản làng lũ lượt kéo nhau về thắp hương xin lộc, cầu an, cầu tài, cầu mưa thuận gió hòa... Những đêm hội đuốc sáng rực cả một khúc sông, hát hò, tổ chức các trò chơi dân gian rộn ràng cả một góc rừng. Đốt lửa nhảy múa xung quanh tháp đến sáng đêm. Sau một sự cố, ngôi tháp cổ này đã rơi vào “quên lãng”. Những lễ hội không còn được dân bản tổ chức nữa, bà con trong bản cũng không tổ chức cúng tế, cầu khấn như trước đây.

Sự cố đó, theo lời kể của già Lô Văn Minh, trước đây, trên đỉnh tháp có một “mắt ngọc” vào hằng đêm cứ khi màn đêm buông xuống lại phát quang sáng như “mắt thần” rực đỏ giữa rừng núi. Ánh sáng hào quang người ta có thể lấy đó làm hướng chỉ dẫn hay là kim chỉ nam cho những người lạc đường hay làm định vị khi đi đánh cá trên sông Nâm Nơn về đêm.

“Khoảng vào năm 1981, một người sống trong bản thấy “mắt ngọc” trên đỉnh tháp phát sáng ban đêm liền vác súng lên đạn ngắm và bắn vỡ mất “mắt ngọc”. Thế nhưng, nghe đâu chẳng bao lâu chính người bắn vỡ “mắt ngọc” đó bị mù đi mất một con mắt”, trong gia đình cũng lục đục vợ đòi li dị…”, một người cho biết. Ngôi tháp từ đó không ai dám đến gần.


Ngày trước, dưới chân tháp, đêm đến trai gái tụ tập để múa hát, nhiều mối tình bén duyên từ dưới chân tháp. Theo lời kể của già Lô Thanh Ngọc (87) tuổi: “Sau khi “mắt ngọc” bị bắn rơi, tháp ít được mọi người chú ý hơn. Một số thanh niên trong bản thấy xung quanh tháp có nhiều tượng phật, lợi dụng đêm tối đến lấy đi bán. Nhưng tất cả những người đó sau này đều có kết cục không tốt, người thì chết đuối, người thì bị điên, người thì gia đình không êm ấm…”.

Tương truyền rằng, quanh ngọn tháp có 6 bức tượng là tượng trưng có 6 vị thần linh ban phước lành cho dân bản, 6 vị thần là những vị thần hoàng làng của bản được mọi người tin yêu và thờ cúng. Sau khi chết, họ được đúc thành các bức tượng quanh tháp để bảo vệ sự bình yên cho dân bản trước sự tàn phá của thiên nhiên, sự xâm chiếm bờ cõi của giặc ngoại xâm… cũng như bảo vệ cho mùa màng tốt tươi, tránh nguy hiểm từ những con thú giữ tấn công…

Sau một thời gian, có 5 thanh niên ở bản khác biết trong tượng có đúc đồng đen nên nảy sinh ý định cướp của quý đi bán, nhưng mọi chuyện không như ý muốn. Mọi người bảo đấy là sự trừng phạt của các vị thần linh vì đã đụng đến sự linh thiêng nơi mọi người tôn kính đã dâng lên cho họ.

Sau cái chết của 5 thanh niên lạ mặt, một cục đồng đen còn sót lại trong một bức tượng, dù đã được nhiều người đồn đại về sự linh thiêng của tháp nhưng một người đàn ông trong bản vẫn không tin vào điều đó. Đêm đến, khi dân bản đã đi ngủ cho buổi lên nương sáng sớm mai thì người đàn ông này đã lén lút đến tháp và đục phá bức tượng lấy đi cục đồng định đưa đi bán lấy tiền tiêu.

Chưa đầy 5 ngày sau, gia đình gặp chuyện chẳng lành, vợ chồng lục đục đòi ly dị, con cái đau ốm khám không ra bệnh gì. Lúc đó người đàn ông đó mới mang cục đồng đen quay lại tháp trả và làm lễ cầu khấn xin tha tội mất một ngày một đêm rồi bỏ đi biệt xứ từ đó đến nay không dám quay lại...”(ngưng trích)

Câu chuyện rất là buồn phải không? Nghe như một ẩn dụ của chuyện cổ tích vậy. Bây giờ không còn chuyện những mối tình bén duyên từ dưới chân tháp nữa... khi đói nghèo và lòng tham đã xúi giục các thanh niên đập phá cả những nơi mà ông bà và ba mẹ của họ đã tới để gặp gỡ, bén duyên và yêu thương nhau.

Thế rồi lấy gì thay thế mắt ngọc nơi đỉnh tháp để làm kim chỉ nam cho người lạc đường hay các ghe câu trên sông Nâm Nơn về đêm? Có chăng là một bóng tối, nơi quá khứ tốt đẹp đã bị bắn vỡ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.