Hôm nay,  

Chuyện Du Lịch Việt Nam

10/10/201300:00:00(Xem: 6705)
Có cách nào để thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng so với các nước khác -- trong khi những nước láng giềng vẫn có đà tăng trưởng ngành này nhanh hơn ở Việt Nam?

Thêm nữa, tại sao một số sự kiện du lịch tại VN lại bỗng nhiên vắng vẻ, trong khi các lễ hội du lịch ở các nước láng giềng cứ mãi đông đảo?

Đó là những câu hỏi có thể nêu ra, khi báo Sống Mới hôm 9/10/2013 có bài tường thuật “Buồn thiu liên hoan làng nghề truyền thống Hà Nội.”

Chỉ mới tuần trước, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cho biết “Khách Việt Nam sang Nhật Bản tăng vọt.”

Bản tin này ghi nhận:

“Năm 2013, dự kiến sẽ có khoảng 100.000 lượt du khách từ Việt Nam sang Nhật Bản du lịch, tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Sắp tới, một số doanh nghiệp du lịch sẽ thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp chuyên tổ chức tour đến đất nước mặt trời mọc này...”(ngưng trích)

Như thế, chỉ cần tự hỏi, ngành du lịch Việt Nam có thể học được gì từ ngành du lịch Nhật Bản?

Thực tế, du khách quốc tế tới Việt Nam trong mấy tháng đầu năm nay có giảm sút, nhưng gần đây đã tăng trở lại.

Bản tin từ thông tấn TTXVN hôm 27-9-2013 viết:

“Thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế đất nước còn không ít khó khăn; một số yếu tố tác động không thuận lợi đến việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam nhưng kết quả mà ngành du lịch đạt được khá nổi bật. Sau những tháng đầu năm bị giảm sút về lượng khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng đã tăng trở lại với tốc độ khá. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng khách du lịch nội địa tiếp tục ổn định và giữ vững.

Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 9/2013 đạt 614.827 lượt khách, giảm 9,1% so với tháng 8/2013; tuy nhiên, tăng 28,9% so với tháng 9/2012. Tổng khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng qua đạt 5.490.274 lượt khách, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2012. Khách du lịch nội địa 9 tháng ước đạt 31 triệu lượt khách, tăng 11% so với năm 2012. Tổng thu từ khách du lịch đạt 152.800 tỉ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2012.”(ngưng trích)


Nghĩa là có giảm, rồi tăng trở lại. Câu hỏi là, tại sao du khách quốc tế tới Thái Lan chỉ có tăng mà không thấy giảm?

Báo Sống Mới nói về liên hoan làng nghề buồn thiu ở Hà Nội như sau:

“Mặc dù làng nghề luôn được nhắc đến như một nét truyền thống và được coi là điểm hút khách du lịch, song thực chất cái yếu tố làng “làm nghề” giờ đã mai một phần lớn. Hơn nữa, năm nào liên hoan làng nghề cũng bầy ra những sản phẩm giống nhau, không có sự phát triển hay đổi mới cho phù hợp với thời cuộc mà chỉ như cuộc hội tụ “đến hẹn lại lên” với những món hàng cũ kỹ, buồn tẻ. Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi Liên hoan Làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2013 vắng tanh, buồn thiu...

...Thời tiết nắng hanh, khô, cộng với chuyện khai mạc vào ngày thường nên dù là buổi đầu tiên của liên hoan làng nghề nhưng cũng không đông người đến tham dự. Phần lớn khách đều là người có tuổi, một số ít bạn trẻ thuộc chính các làng nghề, quán ăn, khách sạn ở khu Ẩm thực tham gia liên hoan tranh thủ đi tham quan và mua sắm các gian hàng của nhau.

Nhìn chung các mặt hàng làng nghề cũng không có điểm gì đặc sắc và nổi bật đáng chú ý. Một số gian hàng làng nghề thậm chí còn vắng tanh, không có người tham quan như gian hàng về dao kéo, gỗ, chè Thái Nguyên…”(ngưng trích)

Mình đọc bản tin, chú ý tới chi tiết “Phần lớn khách đều là người có tuổi, một số ít bạn trẻ thuộc chính các làng nghề...” Như thế, tại sao không thu hút được tuổi trẻ?

Và cứ mỗi năm, tuổi người già thêm... Đáng ngại vậy.

Ý kiến bạn đọc
10/10/201307:00:00
Khách
chúng ta cứ tự do chặt chém khách hàng tại Việt Nam, ai mà dám tới, mang hoạ vào thân.
ViệtNam củng thích đi, nhưng ngại quá, đi các nước khác vui hơn, và không bị chặt chém,mà làm mất vui đi cái chuyến dư lịch,đi chổ các nước khác chơi trước,và đó sẻ về du lịch VN, khi nào yên ồn,không bị chặt chém nửa.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lo nhất trong cõi này là bệnh… vì sức khỏe là vàng. Hễ bệnh là phải tới bệnh viện, nhưng sơ suất là toi mạng… Đó là chưa kể chuyện tốn tiền.
Thoải mái cắt cáp viễn thông… chuyện rất lạ xảy ra tại Cần Thơ. VOV kể chuyện Cần Thơ: Làm rõ việc chủ đầu tư tự ý cắt cáp viễn thông ở khu dân cư… Việc cắt cáp do Chủ đầu tư Khu dân cư Hưng Phú thực hiện và các doanh nghiệp viễn thông không được thông báo trước,
Chỉ một ngụm bia cho vui, thế là lãnh búa… Trong tình hình say rượu lái xe gây ra nhiều tai nạn trên toàn quốc, an toàn giao thông đang được siết kỹ thêm.
Nhà nước VN sẽ làm mạng xã hội riêng cho VN để cạnh tranh với Facebook, YouTube… Có nổi không?
Báo Pháp Luật kể: Rạng sáng 15-7, tại rạch Nha Mân (đoạn thuộc ấp Tân Thuận, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) đã xảy ra một vụ sạt lở khiến năm căn nhà bị sụp xuống sông hoàn toàn, bảy căn nhà khác bị ảnh hưởng.
Câu chuyện cái lu chống ngập lụt do một Phó giáo sư Tiến sĩ đương nhiệm đại biểu Hội Đồng Nhân Dân TP. SG nêu lên làm người dân cười hoài không thôi.
Hàng giả là bình thường… hàng dỏm, hàng nhái cũng là bình thường. Nhưng tranh và sách là văn hóa, là tâm hồn, là cái đẹp của nghệ thuật… không lẽ cũng giả, cũng nhái. Vậy mà, chạy trời không khỏi giả với nhái.
Dân số ngày càng đông… Chen nhau mà đứng, ra phố chạy xe là tha hồ nghẽn đường…
Bản tin VOV kể chuyện TPSG: Phát hiện mì sợi vàng nghi nhiễm hàn the trong bữa ăn công nhân… Đoàn kiểm tra của Ban Quản lý ATTP thành phố đã phát hiện thực phẩm mì sợi vàng phục vụ bữa ăn trưa cho công nhân dương tính với hàn the.
Tàu lửa đụng là chuyện hiếm trên thế giới, nhưng vẫn thường xảy ra tại Việt Nam…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.