Hôm nay,  

Đọc Sách Tràng Thiên

24/09/201300:00:00(Xem: 7457)
Thể loại văn tùy bút được cụ Nguyễn Hiến Lê ca ngợ như cuộc trò chuyện thanh nhã, theo lời nhắc lại của nhà phê bình Quang Khuê trên báo Tuổi Trẻ. Và đặc biệt, nhìn lại bối cảnh này, có vẻ như trước giờ chúng ta đã lâu không còn trò chuyện thanh nhã nữa, khi nhạc đỏ hét bên tai và khi những đợt đốt sách của nền văn hóa cũ tại Miền Nam vẫn còn mùi giấy cháy...

Bài viết tưạ đề “Một cuộc trò chuyện thanh nhã” của nhà phê bình Quang Khuê có những dòng chữ đầu để dẫn:

“Trong lời tựa viết cho cuốn Quê hương tôi (Nhã Nam & NXB Thời Đại - 2012), Nguyễn Hiến Lê có nhận xét về thể loại tùy bút: “Nó rất tự do, gặp gì chép nấy, nghĩ sao nói vậy, tưởng là dễ viết mà thực ra rất khó; phải có giọng thân mật, hấp dẫn như một câu chuyện thanh nhã giữa những người bạn đồng điệu lúc ngồi bên giàn hoa hay một ấm trà, lời phải tự nhiên, có duyên, nội dung phải thay đổi, có ý vị”.

Với độc giả Việt Nam, sau bấy nhiêu năm, chúng ta hẳn cũng không cần gì hơn ở tác phẩm “một câu chuyện thanh nhã” như vậy. Đọc tùy bút là nhẩn nha trò chuyện, là thưởng thức một cái tôi thầm kín trong từng nếp nghĩ, nếp nhìn, là quan sát mọi khía cạnh của sự vật ngẫu nhiên một cách tinh tế.

Tràng Thiên là một trong những cây bút bậc nhất miền Nam về thể loại tùy bút. Ông được Nguyễn Hiến Lê đánh giá là “sâu sắc như Nguyễn Tuân mà tự nhiên hơn, dí dỏm hơn, đề tài phong phú hơn, đa dạng hơn” (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê - NXB Văn Học - 2006).

Năm 2012, cuốn tạp bút Quê hương tôi được in dường như đã giúp độc giả tìm lại được những khía cạnh mất mát trong văn hóa truyền thống dân tộc. Từng lời ăn tiếng nói, mỗi phong tục tập quán, đến những suy nghĩ của người Việt được đong đếm, phân tách rõ ràng.

Sau hơn một năm, tập Tạp văn Tràng Thiên được xuất bản (Nhã Nam & NXB Thời Đại) bao gồm 20 bài viết thuộc nhiều thể loại khác nhau như tùy bút, phê bình, đối thoại, lời tựa sách, phỏng vấn được thực hiện từ những năm 1960 đến năm 2000. So với cuốn Quê hương tôi chủ yếu nói về khía cạnh văn hóa, xã hội Việt Nam thì tập Tạp văn này có nội dung đa dạng hơn...”(ngưng trích)

Tràng Thiên, Tràng Thiên... Đó là một thời thơ ấu của mình, khi mới cầm sách lên để đọc, và say mê. Những cái tên lúc đó đã đi vào tuổi thơ của mình là Tràng Thiên, Sơn Nam, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nhã Ca, Túy Hồng... Nhưng Tràng Thiên là ai? Đó là bút hiệu khác của Võ Phiến.

Tại sao chính phủ vẫn cấm sử dụng bút hiệu Võ Phiến? Và chỉ cho sử dụng duy bút hiệu Tràng Thiên? Và tại sao từ sách tới báo tại nơi “đất nước ngàn lần dân chủ hơn thế giới tư bản” vẫn còn cấm nhắc tên Võ Phiến? Có phải hai chữ “Võ” và “Phiến” mang sức mạnh công phá hơn bom đạn thời trước 1975?

Phải nói rằng, mình không thâý ai viết tùy bút hay hơn Võ Phiến. Tuy cụ Nguyễn Hiến Lê nói rằng văn tùy bút Tràng Thiên (tức Võ Phiến) hay hơn Nguyễn Tuân, thì theo thiển ý, cũng là quá lời... lẽ ra nên nói, văn hai cụ Nguyễn Tuân và Võ Phiến mỗi người mỗi vẻ đẹp riêng – nhưng chắc chắn là sâu sắc thì cụ Võ Phiến (tức cụ Tràng Thiên) sâu sắc hơn nhiều.

Nhưng mình biết rằng giới trẻ chẳng có mấy ai biết Tràng Thiên là bút hiệu ít xài của cụ Võ Phiến. Nơi đây, mình trích dẫn từ giáo sư Nguyễn Hưng Quốc trong chương “Vài ghi chú về tiểu sử” từ cuốn “Võ Phiến – có thể đọc ở Tiền Vệ, http://tienve.org/ -- sách được nhà Văn Nghệ xuất bản tại California năm 1996, về cuộc đời nah2 văn Võ Phiến:

“...Trong lãnh vực văn hoá, ông là một thành viên trong Hội đồng văn hoá giáo dục Miền Nam từ 1970 đến 1974; giáo sư văn chương tại trường Đại học Hoà Hảo tại Long Xuyên và Đại học Phương Nam tại Sài Gòn từ 1973 đến 1975.

...Trên Bách Khoa, Võ Phiến, ngoài phần sáng tác và biên khảo, còn đảm nhiệm luôn cả các mục điểm sách, thời sự văn học nghệ thuật và thỉnh thoảng, phần dịch thuật dưới bút hiệu Tràng Thiên và Thu Thuỷ (Tràng Thiên, thoạt đầu là bút danh chung của Ban biên tập Bách Khoa, sau, từ khoảng 1964, 65 giao hẳn cho Võ Phiến). Năm 1960, ông được tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc với cuốn Mưa đêm cuối năm. Từ năm 1961 về sau, ông được mời vào Hội đồng giám khảo của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc. Năm 1962, ông lập nhà xuất bản Thời Mới để trước hết, tự in sách mình và sách của các cây bút mới và sau đó, giới thiệu các trào lưu, các phương hướng sáng tác hiện đại. Trên tờ Bách Khoa cũng như với nhà xuất bản Thời Mới, Võ Phiến được mọi người ghi nhận là có công phát hiện và/hoặc giới thiệu nhiều cây bút trẻ và tài hoa tại Miền Nam lúc ấy như Nguyễn Xuân Hoàng, Thế Uyên, Y Uyên, Tuý Hồng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Đỗ Tiến Đức, Nguyễn Đức Sơn...

Về sáng tác, từ 1956 đến 1975, ở Việt Nam, ông xuất bản hơn hai mươi tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm truyện dài, truyện ngắn, tuỳ bút, tiểu luận và dịch thuật (tất cả các tác phẩm dịch thuật đều ký dưới bút hiệu Tràng Thiên).

Ngày 22 tháng 4.1975, tức tám ngày trước khi Sài Gòn bị sụp đổ, Võ Phiến cùng vợ và người con út rời Việt Nam, di tản qua Mỹ...”(ngưng trích)

Thử suy nghĩ xem: có phải nhà nước bây giờ cấm sử dụng tên cụ Võ Phiến, mà ép phaỉ xài tên Tràng Thiên, chỉ vì cụ thắng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc năm 1960 của VNCH?

Và có phải, cũng vì cụ Võ Phiến nhanh chân, chạy kịp sang Mỹ năm 1975?

Tại sao Hà Nội thù dai, nhớ kỹ với những mộts ố bút hiệu như thế, trong khi họ đã là một phần lịch sử, và sách của họ chắc chắn sẽ được lưu giữ và nghiên cứu nhiều trăm năm sau nữa?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.