Hôm nay,  

Chuyện Thương Hiệu Việt

14/08/201300:00:00(Xem: 8472)
Phải có thương hiệu. Ai cũng biết như thế. Đặc biệt là khi kinh doanh, cái tên có uy thế riêng của nó. Thí dụ, xe hơi Toyota, máy ảnh Nikon, điện thoaị iPhone... là những thương hiệu xịn. Hễ nghe tên là thấy có giá liền.

Do vậy, không có thương hiệu là thê thảm. Duy có vấn đề cần suy nghĩ: khi quốc tế mở chiến dịch xóa sổ thương hiệu Việt Nam, cũng cần thấy đó là chiến dịch phá hoại kinh tế tinh vi và lâu dài.

Báo Đại Biểu Nhân Dân cũng có bài phân tích, tưạ đề “Cần có chiến lược gìn giữ thương hiệu Việt,” trong đó nêu lên vấn đề cốt tủy cho doanh nghiệp Việt. Những tình hình này cần quan ngại, trích:

“Hàng loạt thương hiệu nổi tiếng một thời của Việt Nam như Tribeco, Bibica… đã rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Một làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp Việt đã có tên tuổi đang dấy lên e ngại về tương lai, số phận của thương hiệu Việt. Nhiều hình thức thâu tóm của các tập đoàn nước ngoài lớn khiến doanh nghiệp Việt phải đề cao cảnh giác.

Câu chuyện công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn với thương hiệu nước giải khát Tribeco bị thâu tóm là kinh nghiệm trong kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp Việt. Tribeco đã bị Kinh Đô mua lại, nhưng chỉ sau đó khoảng một năm rưỡi, Kinh Đô phải đối mặt với một ông lớn là Uni - President - tập đoàn chuyên sản xuất thực phẩm nước giải khát hàng đầu của Đài Loan. Ban đầu, Uni - President chỉ sở hữu 15% cổ phần Tribeco, thấp hơn số cổ phần mà Kinh Đô nắm giữ. Thế nhưng, chưa đầy 3 năm sau, Uni-President đã nắm giữa 43,6% cổ phần Tribeco. Trong khi đó, lượng sở hữu của Kinh Đô chỉ là 35%, thấp hơn nhiều so với con số 55% kỳ vọng ban đầu mà Kinh Đô công bố. Nhưng chỉ sau 1 năm Uni-President đặt chân vào Tribeco, doanh nghiệp này đã đối mặt với chuỗi quý thua lỗ dài. Tính từ quý IV.2008 tới cuối năm 2011, Tribeco lỗ lũy kế tới 300 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu. Lỗ lũy kế đến cuối tháng 7.2012 lên đến 412 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 126 tỷ đồng.

Một chiêu mà công ty nước ngoài thường xuyên sử dụng để hất cẳng đối tác Việt nhằm thâu tóm liên doanh chính là việc tạo điều kiện cho liên doanh thua lỗ triền miên, trong đó phổ biến nhất là tăng chi phí qua khuyến mại, tăng lương nhân viên. Thay vì hợp tác và dựa dẫm, nhiều doanh nghiệp Việt phải chấp nhận đương đầu cạnh tranh và lựa chọn con đường tự lập để bảo vệ thương hiệu của mình. Theo Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản phẩm sinh thái với thương hiệu trà Cozy Trần Xuân Thủy, trước tình trạng nhiều doanh nghiệp Việt đang bị thâu tóm bởi tập đoàn nước ngoài, doanh nghiệp trong nước cần có chiến lược kiểm soát sản xuất ngay từ khâu nguyên liệu, có chiến lược bài bản trong phát triển thương hiệu. Nói chiếm lĩnh thị trường nội địa nghe thì đơn giản nhưng cực kỳ khó khăn, mức độ cạnh tranh với thương hiệu quốc tế rất mạnh, họ có tiềm lực về tài chính, được hỗ trợ bởi thương hiệu quốc tế cho nên khả năng phát triển của họ rất cao...”(ngừng trích)

Bài trên báo Đại Biểu Nhân Dân cũng phân tích dài dòng về nhiều trường hợp quốc tế muốn xóa thương hiệu Việt. Đúng lắm. Thương hiệu là định danh, là ấn tượng, là một ký ức tiềm ẩn, trong đó mang theo sức mạnh của truyền thống.

Không có truyền thống được xây dựng lâu dài nhiều năm, sẽ không có thương hiệu. Thí dụ, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, rượu Bàu Đá, bưởi Biên Hòa, vân vân.

Ngược lại, cũng cần phái tránh xa những thương hiệu hắc ám. Hễ dính vô là từ thua tới thua. Trong bản tin, báo Đại Biểu Nhân Dân đã quên nhắc là cần tránh các thương hiệu hắc ám.

Thôi thì xin nhắc giùm, trong các thương hiệu xui xẻo nhất, xin gỡ bỏ giùm thương hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa trong quốc hiệu vậy.

Hễ dính vào thương hiệu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” là sẽ “bầy hầy quá cỡ,” nói theo ngôn ngữ một quan chức Đà Nẵng khi chê các cô gái múa cột ở Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng là một thương hiệu bầy hầy khác của Thành Phố Sài Gòn vậy.

Thương hiệu, cần tới mức như thế vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.