Hôm nay,  

Đi Dạy, Nghề Tuyệt Vời

10/06/201300:00:00(Xem: 7401)
Một thời, nghề giáo viên không ai muốn vào. Vì lương bao giờ cũng thấp, so với nhiều nghề khác.

Thí dụ, giáo viên trước 1975, hầu hết chỉ sống tạm qua ngày. Chỉ trừ thầy cô nổi tiếng về các môn luyện thi Toán, Lý, Hóa... Hay là dạy Anh văn. Nhưng không phải ai cũng nổi tiếng để thành công như thế.

Rồi tới một thời, nghề giáo phải chờ lãnh gạo, mì, bo bo... khổ hoài, chẳng biết làm sao.

Thế rồi bây giờ, tới chuyện cán bộ ngân hàng tranh nhau làm giáo viên, theo báo Nhịp Cầu Đầu Tư.

Bản tin ghi lời một viên chức làm ở phòng tổ chức hành chính trường cao đẳng ở TP.SG cho hay: “Lượng người xin tuyển vào làm giảng viên tăng đáng kể trong 2 năm gần đây. Nếu trước đây thì một thí sinh phải chọi với 2- 3 người thì năm ngoái phải chọn đến 10 người và năm nay thì lên gấp đôi, đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng.”

Bản tin cũng ghi lời cô Minh Hồng, thạc sỹ trẻ ngành tài chính từng làm cán bộ ngân hàng. Nay ngân hàng khó khăn, giảm lương và tăng sức ép giảm người, khiến những cán bộ như cô khó lòng ở lại. Cô chặc lưỡi: “Theo chân bạn bè thi tuyển làm giáo viên, vì mình cũng thấy ngành này hay hay.

Nhưng mà đông người dự thi lắm, mà các trường đại học cao đẳng tuyển dụng không nhiều nên tỷ lệ chọi khá cao, chật vật nộp đơn vài ba trường rồi mà mình chưa trúng tuyển.”


Thực tế, nghề dạy lương không cao, nhưng ổn định, bớt lo lắng. Nhịp Cầu Đầu Tư kể lại lời tâm sự của Thủy, một kế toán trưởng của công ty viễn thông chuyển sang làm giảng viên một trường cao đẳng TP.SG: “Đúng là làm doanh nghiệp thu nhập có cao hơn 5-7 lần giảng viên thật, nhưng cũng vất vả lắm, đi làm từ sáng đến tối mịt. Chưa kể cạnh tranh, bon chen trong thời buổi kinh tế khó khăn này khiến thu nhập cũng giảm đi đáng kể... Thôi thì, về đi dạy, vừa truyền được kinh nghiệm thực tế cho sinh viên, thu nhập cũng tạm ổn, lại có thời gian chăm sóc gia đình.”

Như thế có nghĩa là gì?

Ngành tài chánh ngân hàng không còn hấp dẫn nữa, có nghĩa là kinh tế đã tới bước trì trệ? Không rõ.

Thực ra, nghề đi dạy vẫn là một trong những nghề tuyệt vời, làm đẹp cho cuộc đời biết là bao nhiêu.

Thời xưa, thầy là được tôn trọng hơn cả ba mẹ. Thầy đồ trong làng còn được kiêng nể hơn các quan làng xã nhiều.

Điều đau lòng nhất bây giờ là khi đọc các bản tin học trò đánh thầy. Có khi không chỉ vì bộc phát giận dữ bất ngời, mà là mưu toàn, lấy gậy sắt vào trường đánh thầy.

Đó là tội hình sự vậy, chứ không đơn giản là chuyện hung hăng của học trò.

Đi dạy, thực ra, tuyệt vời biết là bao nhiêu. Nếu bạn nhớ lại những thầy cô mình đã từngc ó trong đời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.