Hôm nay,  

Đi Dạy, Nghề Tuyệt Vời

10/06/201300:00:00(Xem: 7395)
Một thời, nghề giáo viên không ai muốn vào. Vì lương bao giờ cũng thấp, so với nhiều nghề khác.

Thí dụ, giáo viên trước 1975, hầu hết chỉ sống tạm qua ngày. Chỉ trừ thầy cô nổi tiếng về các môn luyện thi Toán, Lý, Hóa... Hay là dạy Anh văn. Nhưng không phải ai cũng nổi tiếng để thành công như thế.

Rồi tới một thời, nghề giáo phải chờ lãnh gạo, mì, bo bo... khổ hoài, chẳng biết làm sao.

Thế rồi bây giờ, tới chuyện cán bộ ngân hàng tranh nhau làm giáo viên, theo báo Nhịp Cầu Đầu Tư.

Bản tin ghi lời một viên chức làm ở phòng tổ chức hành chính trường cao đẳng ở TP.SG cho hay: “Lượng người xin tuyển vào làm giảng viên tăng đáng kể trong 2 năm gần đây. Nếu trước đây thì một thí sinh phải chọi với 2- 3 người thì năm ngoái phải chọn đến 10 người và năm nay thì lên gấp đôi, đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng.”

Bản tin cũng ghi lời cô Minh Hồng, thạc sỹ trẻ ngành tài chính từng làm cán bộ ngân hàng. Nay ngân hàng khó khăn, giảm lương và tăng sức ép giảm người, khiến những cán bộ như cô khó lòng ở lại. Cô chặc lưỡi: “Theo chân bạn bè thi tuyển làm giáo viên, vì mình cũng thấy ngành này hay hay.

Nhưng mà đông người dự thi lắm, mà các trường đại học cao đẳng tuyển dụng không nhiều nên tỷ lệ chọi khá cao, chật vật nộp đơn vài ba trường rồi mà mình chưa trúng tuyển.”


Thực tế, nghề dạy lương không cao, nhưng ổn định, bớt lo lắng. Nhịp Cầu Đầu Tư kể lại lời tâm sự của Thủy, một kế toán trưởng của công ty viễn thông chuyển sang làm giảng viên một trường cao đẳng TP.SG: “Đúng là làm doanh nghiệp thu nhập có cao hơn 5-7 lần giảng viên thật, nhưng cũng vất vả lắm, đi làm từ sáng đến tối mịt. Chưa kể cạnh tranh, bon chen trong thời buổi kinh tế khó khăn này khiến thu nhập cũng giảm đi đáng kể... Thôi thì, về đi dạy, vừa truyền được kinh nghiệm thực tế cho sinh viên, thu nhập cũng tạm ổn, lại có thời gian chăm sóc gia đình.”

Như thế có nghĩa là gì?

Ngành tài chánh ngân hàng không còn hấp dẫn nữa, có nghĩa là kinh tế đã tới bước trì trệ? Không rõ.

Thực ra, nghề đi dạy vẫn là một trong những nghề tuyệt vời, làm đẹp cho cuộc đời biết là bao nhiêu.

Thời xưa, thầy là được tôn trọng hơn cả ba mẹ. Thầy đồ trong làng còn được kiêng nể hơn các quan làng xã nhiều.

Điều đau lòng nhất bây giờ là khi đọc các bản tin học trò đánh thầy. Có khi không chỉ vì bộc phát giận dữ bất ngời, mà là mưu toàn, lấy gậy sắt vào trường đánh thầy.

Đó là tội hình sự vậy, chứ không đơn giản là chuyện hung hăng của học trò.

Đi dạy, thực ra, tuyệt vời biết là bao nhiêu. Nếu bạn nhớ lại những thầy cô mình đã từngc ó trong đời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.