Hôm nay,  

Chọc Quê Thần Thánh?

3/27/201300:00:00(View: 8890)
Bạn thân,
Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiêng nể thần thánh, bất kể là cũng từng có những chuyện cổ chọc quê thánh thần, thí dụ như chuyện con cóc là cậu ông trời. Ông bà mình ưa nói câu "có kiêng, có lành" là thế, vì hơi đâu mà chọc quê thần thánh, rủi "cõi trên" nổi giận thì rách việc.

Còn chuyện cổ, kiểu như con cóc là cậu ông trời chỉ là ám chỉ cho việc dân khiếu kiện triều đình, vì thời xa xưa mà nói thẳng tới chuyện khiếu kiện lên tận cung vua là khó thở vậy.

Cũng nên nhớ rằng, dân tộc Việt Nam sống rất gần với cõi linh thiêng, nên tâm linh là chuyện thường ngày.

Nhưng tới phong tục này mới lạ: báo Nông Nghiệp VN kể qua bản tin tựa đề "Chuyện độc đáo nơi cửa đền: Lễ hội "bêu nắng" thần thánh" rằng hình như khắp thế giới chẳng ai dám làm như thế, vì theo báo này "Có lẽ chẳng đâu trên đất Việt lại có một lễ hội đem cả bài long đình bát biểu, bài vị của thần linh ra để "bêu nắng" giữa sân với mục đích giúp cho ngài gần dân, thấu hiểu nỗi khổ hạn hán thiên hạ mà ban mưa xuống như ở đền Mõ…"

Bản tin viết:

"Ông Phạm Thà, Ban quản lý di tích đã non nửa đời người gắn bó với đền Mõ (xã Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng) cũng chẳng hiểu từ bao giờ lại có cái lệ độc đáo đến thế: "Xưa mỗi dịp trời đất đại hạn, ngày 12/2 âm lịch dân xã Ngũ Phúc lại khiêng long đình bát biểu và bài vị của thần thánh từ trong đền Mõ ra trường đảo (nơi lập đàn cầu mưa) phơi nắng để ngài thấu hiểu nỗi khổ hạn hán của trăm dân, rồi tổ chức thi vật cho đám trẻ mục đồng với mục đích cầu đảo.

Chỉ ngày một, ngày hai cùng lắm ngày thứ ba là trời mưa, không mưa lớn thì mưa nhỏ. Nhiều năm gần đây, khi tập duyệt đội vật trước cửa đền vào ban ngày thì ban đêm đã đổ mưa dù trước đó không hề có dấu hiệu, điềm báo nào. Sau này, Ban tổ chức rút kinh nghiệm chuyển buổi tập duyệt vật về các thôn, không tập ở trước cửa đền nữa để tránh mưa".

Bị mang ra "phơi nắng" cầu mưa ấy chính là vị phúc thần có tên Quỳnh Trân, rất có công với dân vùng Ngũ Phúc. Bản "Trần Triều A Nương Thiên Thính Quỳnh Trân thượng đẳng thần ngọc phả lục" được sao lại vào năm Khải Định thứ 9 có ghi đại ý rằng triều Trần, năm 1283 có công chúa Quỳnh Trân sắc như bình bạc, mặt tựa gương báu, thân thể mang vẻ hoa nở, sáng trăng, dung nghi giống như xuân sơn, thu thủy. Chán cảnh lá ngọc, cành vàng, nàng ưa ngao du thiên hạ tìm chỗ xuất gia thờ phật. Một buổi từ phủ Thiên Trường (Nam Định) về đến Nghi Dương phủ Kinh Môn nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng thấy mảnh đất hình con nhạn đang bay, núi non, sông nước mênh mông, phong cảnh thanh u cực lạc bèn dừng lại cho lập am, dùng tiếng mõ để tu hành đắc đạo...”

Công chúa có phép, làm ra mưa mỗi khi dân bị hạn hán. Về sau làng đặt ra hội cầu đảo, diễn lại tích xưa mục đồng xin nước công chúa..."

Hóa ra là các vị thần, vị thánh vẫn biết chiều lòng nông dân Việt. Ai bảo "cõi trên" là xa xăm đâu?

Tuyệt vời là chuyện mục đồng xin mưa xuống để có nước cho ruộng vậy. Hẳn là triết lý Việt tộc vậy: kiểu như ngài Lý Thường Kiệt với những dòng thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư. (Sông núi nước Nam, vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời.) Nghĩa là, quân Tàu sang là sẽ bị đánh tơi bời vậy. Ý trời đã thế vậy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là mưa lũ hoài... Phải chăng vì nghiệp cõi này như thế? Báo Kinh Tế & Đô Thị kể: Theo thống kê từ các địa phương, đến nay, mưa lũ đã khiến ít nhất 3 người bị chết (1 người tại Yên Bái và 2 người ở Sơn La).
Vậy là sẽ có xe lửa cao tốc? Không biết nhà thầu nào sẽ nhận lãnh công trình này? Làm ơn tránh mấy anh Trung Quốc giùm...
Vậy là đội tuyển bóng đá Việt Nam thua... Bản tin Zing kể: Olympic Việt Nam không thể tiếp tục tạo nên kỳ tích khi thua Hàn Quốc 1-3. Tuy nhiên, thầy trò HLV Park Hang-seo vẫn xứng đáng được ca ngợi sau những gì làm được tại ASIAD 2018.
Hội An, Hội An, Hội An… đẹp lung linh trong trí nhớ. Tuy nhiên, di tích xuống cấp nhiều rồi. Báo Đại Đoàn Kết kể về: Trùng tu các di tích xuống cấp ở Hội An…
Lần đầu tiên trong lịch sử, đội tuyển Việt Nam vào tới bán kết Á Vận Hội: Văn Toàn lập công phút 108, Olympic Việt Nam tiến vào bán kết ASIAD 2018.
Ỷ Lan không chỉ là Hoàng Thái Hậu, mà cũng là một học giả uyên bác. Hôm kia, ngày 24/8/2018 là tròn 901 năm bà Nguyên phi Ỷ Lan, Hoàng thái hậu triều Lý từ trần. Tự điển Bách khoa Mở viết rằng bà Ỷ Lan (? – 24 tháng 8, 1117), hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu, là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.
Có phải vì biển Việt Nam đã hết cá tôm? Hay có phải vì biển Việt Nam không còn an toàn, vì bị Hải quân Trung Quốc quậy phá?
Trong năm nay, ngày Thứ Bảy 25/8/2018 là Lễ Vu Lan, ngày để tất cả mọi người nhớ ơn ba mẹ...
Đường phố nhiều thành phố lớn tưng bừng dân chúng tràn ra phố, mừng chiến thắng của đội tuyển VN. Bản tin VTC kể: Bàn thắng của Công Phượng giúp Olympic Việt Nam giành chiến thắng 1-0 trước Olympic Bahrain để lần đầu tiên trong lịch sử đoạt vé vào tứ kết ASIAD.
Sạt lở là ven biển sạt lở... Có phải vì đất ven biển VN sạt lở nhiều nơi, cho nên chính phủ CSVN bèn làm 3 đặc khu kinh tế ven biển để bán cho nhà nước CSTQ xài trong 99 năm?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.