Hôm nay,  

Chọc Quê Thần Thánh?

3/27/201300:00:00(View: 9299)
Bạn thân,
Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiêng nể thần thánh, bất kể là cũng từng có những chuyện cổ chọc quê thánh thần, thí dụ như chuyện con cóc là cậu ông trời. Ông bà mình ưa nói câu "có kiêng, có lành" là thế, vì hơi đâu mà chọc quê thần thánh, rủi "cõi trên" nổi giận thì rách việc.

Còn chuyện cổ, kiểu như con cóc là cậu ông trời chỉ là ám chỉ cho việc dân khiếu kiện triều đình, vì thời xa xưa mà nói thẳng tới chuyện khiếu kiện lên tận cung vua là khó thở vậy.

Cũng nên nhớ rằng, dân tộc Việt Nam sống rất gần với cõi linh thiêng, nên tâm linh là chuyện thường ngày.

Nhưng tới phong tục này mới lạ: báo Nông Nghiệp VN kể qua bản tin tựa đề "Chuyện độc đáo nơi cửa đền: Lễ hội "bêu nắng" thần thánh" rằng hình như khắp thế giới chẳng ai dám làm như thế, vì theo báo này "Có lẽ chẳng đâu trên đất Việt lại có một lễ hội đem cả bài long đình bát biểu, bài vị của thần linh ra để "bêu nắng" giữa sân với mục đích giúp cho ngài gần dân, thấu hiểu nỗi khổ hạn hán thiên hạ mà ban mưa xuống như ở đền Mõ…"

Bản tin viết:

"Ông Phạm Thà, Ban quản lý di tích đã non nửa đời người gắn bó với đền Mõ (xã Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng) cũng chẳng hiểu từ bao giờ lại có cái lệ độc đáo đến thế: "Xưa mỗi dịp trời đất đại hạn, ngày 12/2 âm lịch dân xã Ngũ Phúc lại khiêng long đình bát biểu và bài vị của thần thánh từ trong đền Mõ ra trường đảo (nơi lập đàn cầu mưa) phơi nắng để ngài thấu hiểu nỗi khổ hạn hán của trăm dân, rồi tổ chức thi vật cho đám trẻ mục đồng với mục đích cầu đảo.

Chỉ ngày một, ngày hai cùng lắm ngày thứ ba là trời mưa, không mưa lớn thì mưa nhỏ. Nhiều năm gần đây, khi tập duyệt đội vật trước cửa đền vào ban ngày thì ban đêm đã đổ mưa dù trước đó không hề có dấu hiệu, điềm báo nào. Sau này, Ban tổ chức rút kinh nghiệm chuyển buổi tập duyệt vật về các thôn, không tập ở trước cửa đền nữa để tránh mưa".

Bị mang ra "phơi nắng" cầu mưa ấy chính là vị phúc thần có tên Quỳnh Trân, rất có công với dân vùng Ngũ Phúc. Bản "Trần Triều A Nương Thiên Thính Quỳnh Trân thượng đẳng thần ngọc phả lục" được sao lại vào năm Khải Định thứ 9 có ghi đại ý rằng triều Trần, năm 1283 có công chúa Quỳnh Trân sắc như bình bạc, mặt tựa gương báu, thân thể mang vẻ hoa nở, sáng trăng, dung nghi giống như xuân sơn, thu thủy. Chán cảnh lá ngọc, cành vàng, nàng ưa ngao du thiên hạ tìm chỗ xuất gia thờ phật. Một buổi từ phủ Thiên Trường (Nam Định) về đến Nghi Dương phủ Kinh Môn nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng thấy mảnh đất hình con nhạn đang bay, núi non, sông nước mênh mông, phong cảnh thanh u cực lạc bèn dừng lại cho lập am, dùng tiếng mõ để tu hành đắc đạo...”

Công chúa có phép, làm ra mưa mỗi khi dân bị hạn hán. Về sau làng đặt ra hội cầu đảo, diễn lại tích xưa mục đồng xin nước công chúa..."

Hóa ra là các vị thần, vị thánh vẫn biết chiều lòng nông dân Việt. Ai bảo "cõi trên" là xa xăm đâu?

Tuyệt vời là chuyện mục đồng xin mưa xuống để có nước cho ruộng vậy. Hẳn là triết lý Việt tộc vậy: kiểu như ngài Lý Thường Kiệt với những dòng thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư. (Sông núi nước Nam, vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời.) Nghĩa là, quân Tàu sang là sẽ bị đánh tơi bời vậy. Ý trời đã thế vậy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tóm tắt: Ngày xưa có một cô bé xinh xắn thường choàng cái khăn đỏ của bà nội cho nên người ta gọi cô là “ Bé Khăn Đỏ”. Một hôm bà nội ốm, mẹ sai cô bé mang bánh và sữa cho bà.
Thường khi, thân thế là điều cầu thiết, để cơ cấu một viên chức vào một chức lớn hơn, một chức quan trọng hơn, và trên nguyên tắc là trông có vẻ bất thường nhưng thực ra là rất thường.
CLMV là gì? Trong buổi lễ kỷ niệm ở Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc trước quan khách quốc tế và trước ống kính truyền hình Việt Nam là: Cờ Lờ Mờ Vờ.
Garden Grove (Bình Sa)- - Tại hội trường Thư Viện Việt Nam ở Garden Grove, vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 3 tháng 12 năm 2016, Nhà Nghiên Cứu Vy Thanh đã cho ra mắt cuốn sách “Hồ Chí Minh Cứu Nước?”
Ngày Hội Cà Phê theo truyền thống tổ chức vào những ngày trong tháng 3 hàng năm tại Ban Mê Thuột. Tháng 3 hàng năm.
Trong tuần này, sẽ có một ngày quan trọng, được cử hành lễ từ lâu -- và nguyên thủy được Liên hiệp Quốc công nhận từ lâu. Đó là Ngày Quốc tế Nhân quyền.
Báo Dân Trí ghi lời đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - đại diện các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiếp xúc cử tri quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) chiều 28/11:
Vậy mà, chưa ai thấy các quan lớn trong Bộ Chính Trị tự nguyện nộp tiền để “xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa” nhưng chỉ thấy dân nghèo thê thảm ở Thành phố Thanh Hóa cúng tiền.
Nhân chuyện ông Fidel Castro hôm 26/11/2016 từ sống chuyển sang từ trần, đủ thứ dàn hòa tấu bừng lên: Hà Nội ban lệnh quốc tang, Sài Gòn lặng lẽ đọc tin người tỵ nạn Cuba ở Miami tràn ra phố tưng bừng.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là triền miên kháng cự quân Phương Bắc, từ xa xưa là thời Phù Đổng nhổ tre đánh tan giặc Ân, cho tới các trận vang danh thời vua Quang Trung thời Tây Sơn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.