Hôm nay,  

Trường Ngoài Công Lập

3/5/201300:00:00(View: 4788)
Bạn thân,
Xây trường lên, và rồi cơ nguy phải sập tiệm sớm... Đó là hoàn cảnh của nhiều trường ngoaì công lập.

Câu hỏi đơn giản: tại sao thế giới vẫn sống hùng, sống mạnh với các trường công lập... Thậm chí, trước năm 1975 vẫn có nhiều trường tư nổi tiếng -- ngay ở cấp đaị học, như Đại Học Vạn Hạnh (của Phật Giáo) hay Đại Học Minh Đức (của Công Giáo) -- mà bây giờ không thể sống nổi, tuy rằng chính phủ đã cho mở “các trường ngoàì công lập”...

Có phải vì chính phủ cho mở vì áp lực quốc tế và vì nhu cầu sinh viên quá đông, và đã “bí mật bóp chết” các trường này bằng nhiều hình thức khác nhau?

Báo VietnamNet viết bản tin tựa đề “Cái chết' được báo trước của trường ngoài công lập,” trong đó kể:

“Không tuyển được thí sinh, bị đình chỉ do mâu thuẫn, tranh chấp hay thiếu nhà đầu tư,… nhiều trường ĐH,CĐ ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ dừng hoạt động thậm chí là đóng cửa.

Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam, nếu nhà nước không có chính sách phù hợp thì nguy cơ tan rã là có thể xảy ra...

Năm 2012, Trường ĐH Tân Tạo (Long An) tuyển 1.000 chỉ tiêu nhưng chỉ có 73 thí sinh dự thi cho 9 ngành đào tạo, trong đó chỉ có 56 thí sinh có điểm thi từ sàn trở lên.

Rất nhiều trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu, một số trường có tỷ lệ tuyển sinh rất thấp. Trường ĐH Lương Thế Vinh không tuyển được thí sinh nào, Trường CĐ Kỹ Thuật công nghiệp Quảng Ngãi tuyển được 0,64% chỉ tiêu; Trường ĐH Công nghệ Đông Á 5,2%; ĐH Chu Văn An 15,5%...

....Nội bộ lình xình

Được thành lập từ 2007 nhưng đến năm 2011, Trường ĐH Hà Hoa Tiên có tới 5 đời hiệu trưởng. Tháng 10/2011, trong cuộc trả lời với báo chí, Quyền Hiệu trưởng là TS Nguyễn Văn Vĩnh dù luôn tự hào về cơ sở vật chất của trường nhưng bản thân ông cũng tâm sự sẽ sớm làm đơn thôi chức hiệu trưởng gửi Chủ tịch HĐQT và chủ tịch tỉnh Hà Nam.

Cùng năm 2011, Trường ĐH DL Văn Lang cũng xảy ra những mâu thuẫn nội bộ khi nhiều cán bộ, công nhân viên (CB-CNV) phản ứng về bảng lương đang được áp dụng ở trường.

Theo đó, những CB-CNV này cho rằng bảng lương thể hiện sự bất hợp lý không công bằng giữa những người làm cùng công việc, vị trí; lương CB-CNV là cử nhân lại cao hơn lương thạc sĩ, tiến sĩ...”

Và nhiều trường hợp nữa. Tại sao như thế? Có phải tuy là đại học ngoài công lập, nhưng nhiều người chủ chốt trong Ban Giám Hiệu thực tế vẫn là các viên chức thuộc quản trị của Bộ GD-ĐT? Và do vậy, nội bộ tranh chấp hoài?

Tại sao nhiều trường tư trên thế giới vẫn là nơi nương tựa, nơi học hỏi và nghiên cứu của trí thức, nhưng ở VN thì chưa phải?

Có phải vì Điều 4 Hiến Pháp đã trao cho Đảng CSVN độc quyền lãnh đạo, kể cả ở trường tư?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là nhập hộ khẩu Sài Gòn sẽ có tiêu chuẩn cụ thể hơn, và điều kiện dễ hơn. Báo Tuổi Trẻ kể: Thống nhất tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân tối thiểu để đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà do mượn, thuê, ở nhờ trên địa bàn TP.SG là 20m2/người.
Nói ngọng, nói ngọng, nói ngọng... là chuyện có thể sửa được. Vì đó là thói quen tập nhiễm ở địa phương, khi trẻ em lớn lên và học nói theo người lớn. Vấn đề là, phải sửa ngay từ thời rất nhỏ...
Những người có tài một chút thường ngó cao hơn chỗ họ đứng… và đôi khi ngó cao, lại dễ té.
Báo Gia Đình Mới kể chuyện Bắc Giang: Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, nhóm trẻ Vân Vũ 2 đã ngừng hoạt động do chưa được cấp phép, giáo viên liên quan đến sự việc cũng tạm nghỉ việc.
Câu chuyện xảy ra ở Đà Nẵng... Chính quyền đòi một ngôi chùa phải di tản... Bản tin RFA ghi nhận về chuyện “Dẹp chùa An Cư: Mục đích chính để triệt hạ cơ sở của Giáo hội Việt Nam Thống Nhất”...
Thành phố Hội An quá tải... Đông vô số kể... Chật chội kể gì... Báo Dân Trí kể: TP Hội An hiện có 92 ngàn dân nhưng mỗi năm đón trên 4 triệu du khách trong và ngoài nước. Du khách ngày càng đông nhưng hạ tầng đô thị, cơ sở đón tiếp, dịch vụ cho du khách… chưa phát triển tương xứng nên đô thị cổ Hội An trở nên quá tải…
Vậy là Việt Nam sẽ gia nhập thêm một hiệp ước thương mại... Báo Dân Việt kể: Theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, 11 nước tham gia CPTPP có quy mô dân số 502,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số thế giới, quy mô GDP chiếm 13,5% GDP toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại 10.000 tỷ USD.
Vậy là Trịnh Xuân Thanh sẽ về Đức? Các quan tham nhũng sẽ có những cách hạ cánh ở hải ngoại? Nguyễn Phú Trọng trở thành trò hề quốc tế? Vậy là, tốn biết bao nhiêu là công sức, tiền bạc, tai tiếng... trong khi đó, khi Trịnh Xuân Thanh về Đức, sẽ viết tiểu thuyết bán cho các nhà xuất bản Đức và hốt bộn bạc...
Giáo viên dưới chuẩn phải đào tạo lại... nghĩa là tốn tiền, tốn thì giờ, tốn công sức... nhất là khi phải đào tạo lại tới 80.000 giáo viên.
Câu chuyện nữ sinh viên sư phạm khi bán dâm bốn lần mới bị đuổi cho thấy điều lạ: tại sao các đại học khác không có quy định như thế? Có phải nữ sinh viên ngành y, ngành dược, ngành du lịch... không cần quy định như thế? Hay phải chăng, các quan chức giáo dục muốn đùa giỡn?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.