Hôm nay,  

Trường Ngoài Công Lập

05/03/201300:00:00(Xem: 4743)
Bạn thân,
Xây trường lên, và rồi cơ nguy phải sập tiệm sớm... Đó là hoàn cảnh của nhiều trường ngoaì công lập.

Câu hỏi đơn giản: tại sao thế giới vẫn sống hùng, sống mạnh với các trường công lập... Thậm chí, trước năm 1975 vẫn có nhiều trường tư nổi tiếng -- ngay ở cấp đaị học, như Đại Học Vạn Hạnh (của Phật Giáo) hay Đại Học Minh Đức (của Công Giáo) -- mà bây giờ không thể sống nổi, tuy rằng chính phủ đã cho mở “các trường ngoàì công lập”...

Có phải vì chính phủ cho mở vì áp lực quốc tế và vì nhu cầu sinh viên quá đông, và đã “bí mật bóp chết” các trường này bằng nhiều hình thức khác nhau?

Báo VietnamNet viết bản tin tựa đề “Cái chết' được báo trước của trường ngoài công lập,” trong đó kể:

“Không tuyển được thí sinh, bị đình chỉ do mâu thuẫn, tranh chấp hay thiếu nhà đầu tư,… nhiều trường ĐH,CĐ ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ dừng hoạt động thậm chí là đóng cửa.

Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam, nếu nhà nước không có chính sách phù hợp thì nguy cơ tan rã là có thể xảy ra...

Năm 2012, Trường ĐH Tân Tạo (Long An) tuyển 1.000 chỉ tiêu nhưng chỉ có 73 thí sinh dự thi cho 9 ngành đào tạo, trong đó chỉ có 56 thí sinh có điểm thi từ sàn trở lên.

Rất nhiều trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu, một số trường có tỷ lệ tuyển sinh rất thấp. Trường ĐH Lương Thế Vinh không tuyển được thí sinh nào, Trường CĐ Kỹ Thuật công nghiệp Quảng Ngãi tuyển được 0,64% chỉ tiêu; Trường ĐH Công nghệ Đông Á 5,2%; ĐH Chu Văn An 15,5%...

....Nội bộ lình xình

Được thành lập từ 2007 nhưng đến năm 2011, Trường ĐH Hà Hoa Tiên có tới 5 đời hiệu trưởng. Tháng 10/2011, trong cuộc trả lời với báo chí, Quyền Hiệu trưởng là TS Nguyễn Văn Vĩnh dù luôn tự hào về cơ sở vật chất của trường nhưng bản thân ông cũng tâm sự sẽ sớm làm đơn thôi chức hiệu trưởng gửi Chủ tịch HĐQT và chủ tịch tỉnh Hà Nam.

Cùng năm 2011, Trường ĐH DL Văn Lang cũng xảy ra những mâu thuẫn nội bộ khi nhiều cán bộ, công nhân viên (CB-CNV) phản ứng về bảng lương đang được áp dụng ở trường.

Theo đó, những CB-CNV này cho rằng bảng lương thể hiện sự bất hợp lý không công bằng giữa những người làm cùng công việc, vị trí; lương CB-CNV là cử nhân lại cao hơn lương thạc sĩ, tiến sĩ...”

Và nhiều trường hợp nữa. Tại sao như thế? Có phải tuy là đại học ngoài công lập, nhưng nhiều người chủ chốt trong Ban Giám Hiệu thực tế vẫn là các viên chức thuộc quản trị của Bộ GD-ĐT? Và do vậy, nội bộ tranh chấp hoài?

Tại sao nhiều trường tư trên thế giới vẫn là nơi nương tựa, nơi học hỏi và nghiên cứu của trí thức, nhưng ở VN thì chưa phải?

Có phải vì Điều 4 Hiến Pháp đã trao cho Đảng CSVN độc quyền lãnh đạo, kể cả ở trường tư?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nha Trang, Khánh Hòa... tai họa lớn. Bản tin VOA kể: Ít nhất 13 người chết và 4 người mất tích trong trận lở đất, lũ quét ở tỉnh Khánh Hòa, sáng hôm 18/11, theo hãng tin AP
Nhìn đâu cũng thấy ô nhiễm môi trường... Bản tin VOV kể về tỉnh Điện Biên: Ngay vào đầu vụ sản xuất, chế biến dong riềng năm nay, nhiều sông suối trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động này.
Có vẻ như làng taxi Việt Nam khó thở... Báo Lao Động kể về tình hình: Thừa nhận không cạnh tranh được Grab, doanh nghiệp Việt rút lui khỏi Vinataxi. Tracodi đã quyết định thoái toàn bộ vốn tại liên doanh Vinataxi và chính thức rút khỏi ngành taxi.
Trong khi hàng chục ngư dân Việt Nam trong nhà giam than trời, đội tuyển túc cầu Việt Nam đá thắng đội tuyển Malaysia 2-0 trong giải AFF.
Khi các quan chức xây xong biệt phủ, hễ bị kể tội tham nhũng, sẽ xin quy chế tù tại gia... tuyệt vời tiện nghi.
Hưng Yên nổi tiếng với đặc sản nào? Giò bì phố Xuôi, gà Đông Tảo, nhãn lồng, tương Bần… vâng. Bây giờ có thêm đặc sản: thạc sĩ chui.
Dân số Sài Gòn là bao nhiêu? Mõi năm tăng bao nhiêu? Bản tin VOV ghi lời Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP SG, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở của thành phố cho biết, TP SG hiện là địa phương đông dân nhất cả nước, với khoảng 8,7 triệu người.
Hãy hình dung rằng quan chức nói ngọng... và trong khi nói tiếng Anh với quan khách quốc tế, giả sử quan chức biết tiếng Anh chút đỉnh, thế là cứ Yes với “Lo” loạn xà ngầu... Mỹ nghe cũng nhức đầu.
Giáo dục lúc nào cũng có chuyện nhức nhối... Có nên đổi tên cấp tiểu học thành cấp 1, và vân vân.,.. hay không?
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn tới đâu? Coi bộ sẽ kéo dài nhiều năm cũng chưa xong,,,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.