Hôm nay,  

Phật Giáo & Đồng Tính

2/15/201300:00:00(View: 5224)
Bạn thân,
Không phải chuyện ở quê mình, không phải chuyện ở Sài Gòn hay Hà Nội... nhưng là chuyện của Tây, nhưng lại là chuyện của Đạo Phật đối diện với thời đạị.

Nhà nghiên cứu Phật Học Hoang Phong trong một bài viết về Phật Giáo Pháp Quốc đăng trên mạng Chùa Phúc Lâm cho biết hôm Thứ ba 12/02/2013, quốc hội Pháp đã biểu quyết chấp thuận đạo luật thừa nhận «hôn nhân đồng tính luyến ái» với 329 phiếu thuận, 229 phiếu chống và 10 phiếu trắng. Phật Giáo suy nghĩ ra sao? Ít nhất, đối với Phật Giáo tại Pháp? Nhà nghiên cứu Hoang Phong đã bàn về vấn đề thời sự nóng bỏng của nước Pháp, gọi là vấn đề «Quyền kết hôn cho tất cả mọi người.»

Bản tin viết: “...gần đây Quốc Hội Pháp đã mời sáu vị đại diện cho sáu tôn giáo khác nhau là Thiên Chúa Giáo, Tin Lành Giáo, Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo trình bày quan điểm của mình trước các dân biểu. Buổi tham vấn này của Quốc Hội được trực tiếp truyền hình trên toàn quốc và được báo chí theo dõi cặn kẽ. Bà Marie-Stella Boussemart, chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp đại diện cho Phật Giáo để nói lên quan điểm của của tín ngưỡng này về vấn đề vô cùng gay go trên đây của xã hội Pháp và của các xã hội Tây Phương nói chung.”

Nói trước Quốc Hội Pháp, đại diện cho các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo (Đức Hồng Y Tổng Giám Mục địa phận Paris là Ngài André Vingt-Trois), Tin Lành Giáo (Mục Sư Claude Baty, chủ tịch Hiệp Hội Tin Lành Pháp), Chính Thống Giáo (Giám Mục Joseph de la Metropole), Do Thái Giáo (Vị Đại Giáo Sĩ Gilles Bernheim), Hồi Giáo (Ông Mohammed Moussaoui, chủ tịch Hội Đồng Tín Ngưỡng Hồi Giáo Pháp) đều phản đối, chỉ trích hay lên án đồng tính.


Riêng Phật Giáo nóí rằng tôn giáo không liên hệ gì chuyện đó. Ni Sư Marie-Stella Boussemart, chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp nói: «Đối với Phật Giáo vấn đề hôn nhân là một hành vi mang tính cách dân sự, không có gì là tôn giáo cả, cũng không mang một ý nghĩa mở rộng (connotation) nào về tôn giáo cả, đấy chỉ là một sự giao kết trong xã hội giữa hai con người, và đôi khi cũng có thể là giữa hai gia đình với nhau [...] và Đức Phật thì cũng không hề nói đến vấn đề đồng tính luyến ái». Đối với bà thì «vấn đề này thuộc quyền quyết định của người dân» và bà cũng nghĩ rằng «trưng cầu dân ý có thể là một giải pháp tốt nhất»...

Hoang Phong dịch và ghi chú: “...Chúng ta không nghĩ rằng bà Marie-Stella Boussemart đưa ra ý kiến khác hơn với các vị khác để tạo ra môt sự chú ý nào đó đối với cá nhân bà, mà đúng hơn bà chỉ nêu lên cách nhìn «đúng như thế» của Phật Giáo đối với một hiện tượng... Đối với Phật Giáo mọi hiện tượng chỉ là một sự cấu hợp do nhiều nguyên nhân và điều kiện tạo ra nó. Phật giáo chỉ «nhìn một hiện tượng như một hiện tượng» và không diễn đạt nó hay gán thêm cho nó một ý nghĩa để đánh giá nó xem có phù hợp với giáo lý của tôn giáo mình hay không. Bà Marie-Stella Boussemart tuyên bố rằng «hôn nhân giữa những người đồng tính luyến ái là một sự kiện xã hội, không hàm chứa một ý nghĩa mở rộng (connotation) mang tính cách tôn giáo nào cả», cách nhìn đó quả đúng là cách nhìn của một người tu tập Phật Giáo. Kết luận của bà Marie-Stella Boussemart cũng rất hữu lý: nếu đã là một sự kiện xã hội thì nên để cho xã hội giải quyết, tôn giáo không nên xen vào đấy.”

Nên nhìn mọi sự như nó là? Khó vậy.

Reader's Comment
2/17/201318:50:02
Guest
Có cái sự đời nào mà không là cái sự đời của xã hội loài người ?

Nếu thừa nhận tiền đề -gia đình là tế bào gốc / tế bào cơ bản của xã hội thì cái gọi là gia đình đồng tính có xứng đáng chăng ???

Cái gọi là gia đình đồng tính ấy sản sinh ra cái giống loại gì cho xã hội tương lai ???

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải đường hư vì không xe? Hay phải chăng xe nhiều làm đường hư sớm? Hay phải chăng rút ruột công trình đã làm đường hỏng sớm?
Vậy là Trung Quốc ngày càng tăng lực ở Biển Đông, tuần này là đưa chiến đấu cơ tối tân tới đảo Phú Lâm... Tương lai thấy rõ, ngư dân Việt sẽ đi đánh cá xa hơn nữa.
Cá ngừ vẫn là theo mùa... hễ trúng mùa, là giá giảm. Do vậy, ngăn ngừa giảm giá là một ưu tiên. Báo Nông Ngiệp VN kể: Tham gia chuỗi liên kết cá ngừ giúp ngư dân khắc phục ‘được mùa mất giá'...
Thế gian nhiều âu lo... tai nạn vây khắp trời... Báo Ấp Bắc kể chuyện: Chìm sà lan, 2 vợ chồng tử vong.
Lại nỗi lo ung thư, trong thời nhìn đâu cũng thấy độc chất... Chủ yếu vì sao? Hút thuốc, nhậu rượu, khói xe, ăn uống nhằm thực phẩm bẩn, trái cây ngậm hóa chất... Đặc biệt là nỗi lo, căng thẳng là bệnh.
Tiếng Việt mới kiểu GS Bùi Hiển nhiều phần sẽ được dạy thí điểm tại một đaị học Sài Gòn... nếu ý kiến của Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM Phạm Ngọc Thanh không bị cấp cao hơn bác bỏ. Vậy là tương đương một màn đốt sách vĩ đại. Không cần một mồi lửa nào, mà cả kho tàng sách chỉ trích ông Hồ bỗng dưng từ từ bị đẩy vào hư vô. Sách chống Cộng sẽ trở thành chữ Nôm thế kỷ 21?
Mở mắt ra là thấy chuyện gì cũng làm hỏng đất nước mình, thò tai ra nghe là nhức nhối chuyện gì cũng hại cho người dân… Từ chuyện bằng dỏm, cho tới sông Mekong.
Báo Người Đưa Tin kể rằng: Ngày 28/11, Công an TP.Hải Phòng cho biết, lực lượng PC46 đang tạm giữ lô hàng không có giấy tờ hợp pháp, được vận chuyển từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hải Phòng tiêu thụ.
Có phải nhà nước đang bịt miệng các luật sư nhân quyền? Và bịt miệng công khai, không giấu giếm gì… bất kể thế giới đang dòm ngó.
Có thể hình dung rằng người đời sau sẽ nhớ nhiều nhất về Giáo sư Lê Hữu Mục là công trình chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh không phải tác giả tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” – nghĩa là, Giáo sư họ Lê chứng minh rằng ông Hồ đã chôm lấy bản thảo và rồi ghi tên ông Hồ là tác giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.