Hôm nay,  

Phật Giáo & Đồng Tính

2/15/201300:00:00(View: 5247)
Bạn thân,
Không phải chuyện ở quê mình, không phải chuyện ở Sài Gòn hay Hà Nội... nhưng là chuyện của Tây, nhưng lại là chuyện của Đạo Phật đối diện với thời đạị.

Nhà nghiên cứu Phật Học Hoang Phong trong một bài viết về Phật Giáo Pháp Quốc đăng trên mạng Chùa Phúc Lâm cho biết hôm Thứ ba 12/02/2013, quốc hội Pháp đã biểu quyết chấp thuận đạo luật thừa nhận «hôn nhân đồng tính luyến ái» với 329 phiếu thuận, 229 phiếu chống và 10 phiếu trắng. Phật Giáo suy nghĩ ra sao? Ít nhất, đối với Phật Giáo tại Pháp? Nhà nghiên cứu Hoang Phong đã bàn về vấn đề thời sự nóng bỏng của nước Pháp, gọi là vấn đề «Quyền kết hôn cho tất cả mọi người.»

Bản tin viết: “...gần đây Quốc Hội Pháp đã mời sáu vị đại diện cho sáu tôn giáo khác nhau là Thiên Chúa Giáo, Tin Lành Giáo, Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo trình bày quan điểm của mình trước các dân biểu. Buổi tham vấn này của Quốc Hội được trực tiếp truyền hình trên toàn quốc và được báo chí theo dõi cặn kẽ. Bà Marie-Stella Boussemart, chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp đại diện cho Phật Giáo để nói lên quan điểm của của tín ngưỡng này về vấn đề vô cùng gay go trên đây của xã hội Pháp và của các xã hội Tây Phương nói chung.”

Nói trước Quốc Hội Pháp, đại diện cho các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo (Đức Hồng Y Tổng Giám Mục địa phận Paris là Ngài André Vingt-Trois), Tin Lành Giáo (Mục Sư Claude Baty, chủ tịch Hiệp Hội Tin Lành Pháp), Chính Thống Giáo (Giám Mục Joseph de la Metropole), Do Thái Giáo (Vị Đại Giáo Sĩ Gilles Bernheim), Hồi Giáo (Ông Mohammed Moussaoui, chủ tịch Hội Đồng Tín Ngưỡng Hồi Giáo Pháp) đều phản đối, chỉ trích hay lên án đồng tính.


Riêng Phật Giáo nóí rằng tôn giáo không liên hệ gì chuyện đó. Ni Sư Marie-Stella Boussemart, chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp nói: «Đối với Phật Giáo vấn đề hôn nhân là một hành vi mang tính cách dân sự, không có gì là tôn giáo cả, cũng không mang một ý nghĩa mở rộng (connotation) nào về tôn giáo cả, đấy chỉ là một sự giao kết trong xã hội giữa hai con người, và đôi khi cũng có thể là giữa hai gia đình với nhau [...] và Đức Phật thì cũng không hề nói đến vấn đề đồng tính luyến ái». Đối với bà thì «vấn đề này thuộc quyền quyết định của người dân» và bà cũng nghĩ rằng «trưng cầu dân ý có thể là một giải pháp tốt nhất»...

Hoang Phong dịch và ghi chú: “...Chúng ta không nghĩ rằng bà Marie-Stella Boussemart đưa ra ý kiến khác hơn với các vị khác để tạo ra môt sự chú ý nào đó đối với cá nhân bà, mà đúng hơn bà chỉ nêu lên cách nhìn «đúng như thế» của Phật Giáo đối với một hiện tượng... Đối với Phật Giáo mọi hiện tượng chỉ là một sự cấu hợp do nhiều nguyên nhân và điều kiện tạo ra nó. Phật giáo chỉ «nhìn một hiện tượng như một hiện tượng» và không diễn đạt nó hay gán thêm cho nó một ý nghĩa để đánh giá nó xem có phù hợp với giáo lý của tôn giáo mình hay không. Bà Marie-Stella Boussemart tuyên bố rằng «hôn nhân giữa những người đồng tính luyến ái là một sự kiện xã hội, không hàm chứa một ý nghĩa mở rộng (connotation) mang tính cách tôn giáo nào cả», cách nhìn đó quả đúng là cách nhìn của một người tu tập Phật Giáo. Kết luận của bà Marie-Stella Boussemart cũng rất hữu lý: nếu đã là một sự kiện xã hội thì nên để cho xã hội giải quyết, tôn giáo không nên xen vào đấy.”

Nên nhìn mọi sự như nó là? Khó vậy.

Reader's Comment
2/17/201318:50:02
Guest
Có cái sự đời nào mà không là cái sự đời của xã hội loài người ?

Nếu thừa nhận tiền đề -gia đình là tế bào gốc / tế bào cơ bản của xã hội thì cái gọi là gia đình đồng tính có xứng đáng chăng ???

Cái gọi là gia đình đồng tính ấy sản sinh ra cái giống loại gì cho xã hội tương lai ???

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Như thế là cơ nguy chiến tranh lớn thêm ở bán đảo Triều Tiên. Néu bùng nô chiến tranh, sẽ liên hệ dĩ nhiên là Mỹ và Bắc Triều Tiên, cũng như nhiều quốc gia gần đó, như Nam Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... và văng miểng có thể tới Việt Nam. Nếu bùng nổ chiến tranh, coi chừng Hải quân Trung Quốc thừa cơ chiếm toàn bộ vùng Trường Sa của VN và Philippines... lấy cớ là để giữ giùm.
Tưng bừng Lễ Giáng Sinh... Theo truyền thống Ky Tô Giáo, Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời. Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Hê gặp đồ giả, thế là thua thiệt... Thuốc giả là chết người... Văn bằng giả là hỏng... tín dụng dỏm cũng là hỏng...
Vậy là thêm đề xuất mới từ Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội... Đề xuất về tuổi hưu sẽ có 2 phương án lựa chọn. Dự kiến tương lai có thê cho nam nữ tuổi hưu như nhau.
Treo cờ thời VNCH là chuyện cấm kỵ trong cái gọi là thiên đường xã hội chủ nghĩa Mác-Lê-Hồ tại VN. Do vậy, có 5 bạn vừa bị kêu án nặng, chỉ vì treo cờ.
Tai nạn giao thông là chuyện bình thường hàng ngaỳ, nhưng gây đau đớn cho những người lên hệ trọn đời -- khi có người thân tử nạn, hay thương tật. Lẽ ra cần phạt nặng, rất nặng... đối với những người tái phạm, để bảo vệ cho sinh mạng người khác và chính họ.
Có gì bí ẩn ở Việt Nam: hễ làm ngân hàng là có chuyện. Mất tiền, nên hiểu là làm mất tiền người dân, hay mất tiền công quỹ… Chứ làm gì mất tiền của sếp ngân hàng.
Có cách nào phạt nặng tội vượt đèn đỏ hay không? Bởi vì, quá nhiều tai nạn xảy ra vì vượt đèn đỏ ngã tư, ngã năm... Lẽ ra ngay từ đầu, thi bằng lái là phải nhấn mạnh ưu tiên này.
Nhà thơ Bùi Giáng, cũng là dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học, tuy trong cõi đời chỉ trụ thế 71 năm, nhưng tác động với xã hội về mặt ngôn ngữ và phong thái sống hẳn sẽ lâu dài. Nơi đây xin hiệu đính một bài cũ để tưởng niệm nhà thơ lớn này.
Bản tin VTC kể chuyện Sài Gòn: Một số người dân chứng kiến sự việc cho biết, khoảng 20h ngày 14/12, một đôi nam nữ do xích mích chuyện tình cảm nên đứng cự cãi rồi lao vào đánh nhau trước số nhà 360 Phan Văn Trị (phường 11, quận Bình Thạnh, TP.SG).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.