Hôm nay,  

Phật Giáo & Đồng Tính

2/15/201300:00:00(View: 5170)
Bạn thân,
Không phải chuyện ở quê mình, không phải chuyện ở Sài Gòn hay Hà Nội... nhưng là chuyện của Tây, nhưng lại là chuyện của Đạo Phật đối diện với thời đạị.

Nhà nghiên cứu Phật Học Hoang Phong trong một bài viết về Phật Giáo Pháp Quốc đăng trên mạng Chùa Phúc Lâm cho biết hôm Thứ ba 12/02/2013, quốc hội Pháp đã biểu quyết chấp thuận đạo luật thừa nhận «hôn nhân đồng tính luyến ái» với 329 phiếu thuận, 229 phiếu chống và 10 phiếu trắng. Phật Giáo suy nghĩ ra sao? Ít nhất, đối với Phật Giáo tại Pháp? Nhà nghiên cứu Hoang Phong đã bàn về vấn đề thời sự nóng bỏng của nước Pháp, gọi là vấn đề «Quyền kết hôn cho tất cả mọi người.»

Bản tin viết: “...gần đây Quốc Hội Pháp đã mời sáu vị đại diện cho sáu tôn giáo khác nhau là Thiên Chúa Giáo, Tin Lành Giáo, Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo trình bày quan điểm của mình trước các dân biểu. Buổi tham vấn này của Quốc Hội được trực tiếp truyền hình trên toàn quốc và được báo chí theo dõi cặn kẽ. Bà Marie-Stella Boussemart, chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp đại diện cho Phật Giáo để nói lên quan điểm của của tín ngưỡng này về vấn đề vô cùng gay go trên đây của xã hội Pháp và của các xã hội Tây Phương nói chung.”

Nói trước Quốc Hội Pháp, đại diện cho các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo (Đức Hồng Y Tổng Giám Mục địa phận Paris là Ngài André Vingt-Trois), Tin Lành Giáo (Mục Sư Claude Baty, chủ tịch Hiệp Hội Tin Lành Pháp), Chính Thống Giáo (Giám Mục Joseph de la Metropole), Do Thái Giáo (Vị Đại Giáo Sĩ Gilles Bernheim), Hồi Giáo (Ông Mohammed Moussaoui, chủ tịch Hội Đồng Tín Ngưỡng Hồi Giáo Pháp) đều phản đối, chỉ trích hay lên án đồng tính.


Riêng Phật Giáo nóí rằng tôn giáo không liên hệ gì chuyện đó. Ni Sư Marie-Stella Boussemart, chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp nói: «Đối với Phật Giáo vấn đề hôn nhân là một hành vi mang tính cách dân sự, không có gì là tôn giáo cả, cũng không mang một ý nghĩa mở rộng (connotation) nào về tôn giáo cả, đấy chỉ là một sự giao kết trong xã hội giữa hai con người, và đôi khi cũng có thể là giữa hai gia đình với nhau [...] và Đức Phật thì cũng không hề nói đến vấn đề đồng tính luyến ái». Đối với bà thì «vấn đề này thuộc quyền quyết định của người dân» và bà cũng nghĩ rằng «trưng cầu dân ý có thể là một giải pháp tốt nhất»...

Hoang Phong dịch và ghi chú: “...Chúng ta không nghĩ rằng bà Marie-Stella Boussemart đưa ra ý kiến khác hơn với các vị khác để tạo ra môt sự chú ý nào đó đối với cá nhân bà, mà đúng hơn bà chỉ nêu lên cách nhìn «đúng như thế» của Phật Giáo đối với một hiện tượng... Đối với Phật Giáo mọi hiện tượng chỉ là một sự cấu hợp do nhiều nguyên nhân và điều kiện tạo ra nó. Phật giáo chỉ «nhìn một hiện tượng như một hiện tượng» và không diễn đạt nó hay gán thêm cho nó một ý nghĩa để đánh giá nó xem có phù hợp với giáo lý của tôn giáo mình hay không. Bà Marie-Stella Boussemart tuyên bố rằng «hôn nhân giữa những người đồng tính luyến ái là một sự kiện xã hội, không hàm chứa một ý nghĩa mở rộng (connotation) mang tính cách tôn giáo nào cả», cách nhìn đó quả đúng là cách nhìn của một người tu tập Phật Giáo. Kết luận của bà Marie-Stella Boussemart cũng rất hữu lý: nếu đã là một sự kiện xã hội thì nên để cho xã hội giải quyết, tôn giáo không nên xen vào đấy.”

Nên nhìn mọi sự như nó là? Khó vậy.

Reader's Comment
2/17/201318:50:02
Guest
Có cái sự đời nào mà không là cái sự đời của xã hội loài người ?

Nếu thừa nhận tiền đề -gia đình là tế bào gốc / tế bào cơ bản của xã hội thì cái gọi là gia đình đồng tính có xứng đáng chăng ???

Cái gọi là gia đình đồng tính ấy sản sinh ra cái giống loại gì cho xã hội tương lai ???

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.