Hôm nay,  

Khách Xài Inertnet Bị Lừa

4/24/200100:00:00(View: 5094)
Bạn,
Trong một bài viết về công nghệ thông tin, báo Kinh tế Sài Gòn nhận xét rằng kinh doanh internet ở Việt Nam hiện nay cũng như kinh doanh cái hồ bơi. Hồ chỉ đủ cho khoảng 100 người nhưng vé lại bán cho 1,000 người. Kết quả là người muốn bơi phải ngồi trên bờ đợi một người leo lên thì mới nhảy xuống được. Trong khi chờ thì tiền vẫn phải trả vì người đi bơi phải mua vé tháng (thuê bao internet), đóng tiền vào cửa cho mỗi lần đến hồ bơi (lệ phí kết nối internet và lệ phí điện thoại tính theo phút). Báo quốc nội dẫn lời một chuyên gia cho rằng đó là một kiểu kinh doanh thiếu đạo đức, nếu không nói là lừa khách hàng. Chuyên gia này nói người làm ăn đứng đắn sẽ không bao giờ dám lấy tiền mà lại không phục vụ đúng mức khách hàng. Nếu chỉ đủ chỗ phục vụ 100 người thì chỉ nên tiếp 100 khách chứ không thể nhận 1,000 khách và còn tiếp tục thu hút kiếm thêm khách qua các chương trình khuyến mãi như các nhà dịch vụ internet ở Việt Nam đang làm.

Trình bày về tình hình kinh doanh internet ở VN, báo quốc nội cho biết: tính đến nay VN có khoảng 130,000 thuê bao Internet, với bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là công ty quốc doanh VDC thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông VN, FPT, Netnam và Saigon Net. Trong đó, VDC cũng là cung cấp truy cập Internet (IAP), có nhiều thuê bao nhất, chiếm khoảng 57% tổng số thuê bao, kế tiếp là FPT, khoảng 28%, còn lại là Sài Gòn Net và Netnam. Nói đến nguyên nhân tốc độ truy cập chậm, các nhà cung cấp dịch vụ internet bao giờ cũng nhắc khéo người sử dụng coi lại tốc độ modem và cấu hình máy điện toán xem có thỏa đáng những đòi hỏi tối thiểu cho việc sử dụng internet hay không. Tuy nhiên khi tất cả các thuê bao đều bị chậm, thì phải chăng tất cả trách nhiệm thuộc về nhà cung cấp dịch vụ. Theo các nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp đường truyền internet, việc truy cập internet chậm và bị lỗi có thể do nhiều nguyên nhân. Ông Mai Văn Sung, phó tổng giám đốc Internet, cho rằng tốc độ truy cập chậm có thể là một trong những nguyên nhân sau: tốc độ kết nối của khách hàng đến ISP chậm, từ ISP đến IAP (là VDC) chậm, hoặc từ VDC đến cổng internet quốc tế bị chậm. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi truy cập Internet, cả một đoạn đường với nhiều khúc quanh, do đó có thể cùng một lúc bị nghẽn, hoặc nghẽn cục bộ ở từng khúc một. Thêm vào đó, bức tường lửa cũng là một trong những thủ phạm chính gây ra tình trạng nghẽn mạch, 50% tình trạng nghẽn trên internet là do hệ thống tường lửa.

Báo quốc nội đã nêu lên câu hỏi rằng 50% còn lại thì lỗi tại ai" Giải trình cho câu hỏi này, báo quốc nội viết: “Có vẻ như tất cả các thuê bao của mọi ISP đều cùng chung cảnh ngộ như nhau, nên nhiều người cho rằng lỗi là do đường trục chính, mà nhà kinh doanh đường trục chính, mà nhà kinh doanh đường trục chính duy nhất hiện nay là VDC. Trong khi đó, ông Vũ Hoàng Liên, giám đốc VDC, khẳng định ngay cả những cao điểm nhất, các thuê bao cũng chưa sử dụng hết 80% công suất đường truyền. Theo ông, tốc độ đường truyền internet Việt Nam hiện nay là 34MB, lớn hơn rất nhiều so với ban đầu khi VN mở cổng Internet là 2 MB. Tuy nhiên, ông Liên nói rằng ngay cả VDC cũng chưa biết rõ nguyên nhân chất lượng Internet kém là do đâu. Ông cũng công nhận là bức tường lửa quá chặt chẽ ở Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến tốc độ truyền và xử lý thông tin, làm giảm tốc độ truy cập internet.”

Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, một số nhà cung cấp dịch vụ cho rằng VDC quản lý đường truyền kém, việc đầu tư thiết bị máy chủ, nhu liệu đôi khi không đồng bộ góp phần gây ra tình trạng tắc nghẽn và thường xuyên báo lỗi của đường truyền Internet Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Oshin là một danh từ mới khai sinh mấy năm nay, để chỉ các người giúp việc nhà, thời trước ta gọi là người ở, người làm, một việc mà thời phong kiến ông bà mình gọi là "gia nhân." Có một ngôi "chợ oshin" đã khai sinh và hoạt động tấp nập ở Sài Gòn, và được báo Người Lao Động ghi nhận về ngôi chợ dị thường này như sau.
Mùa khô năm nay dù chưa tới đỉnh điểm, nhưng nước ngọt đang trở thành nỗi lo lđối với nhiều cư dân Sài Gòn. Giám đốc Chi nhánh Cấp nước Chợ Lớn, thừa nhận: Thiếu nước nghiêm trọng. Phóng viên báo SGGP ghi nhận như sau.
Gần đây, người dân huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) bàn tán xôn xao về tình trạng trẻ em bị dụ dỗ, bắt cóc đem bán cho những tay "buôn người" để đưa vào TPSG sang qua những người bán mì gõ. Báo Ngưòi Lao Động viết như sau.
Ngày 6 tháng 3 vưà qua, mộr tai nạn thảm khốc xảy ra ở Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai khiến 6 học sinh lớp 10 chết tại chỗ, 16 học sinh khác bị thương nặng. Theo báo Tuổi Trẻ, sau vụ tai nạn này, công an đã "hốt" các xe lam, xe Daihatsu - loại chế biến để chở học sinh. Không có xe đưa rước, trên lộ trình đến trường rất dài, có nơi các học sinh phải đi gần 20 km mới đến trường, nhiều học sinh đã phải đi học rất sớm và về thật trễ.
Ca sĩ trẻ mới vào nghề thường nghĩ, nếu không có người đỡ đầu để vạch ra những chiến luợc phát triển, cùng nguồn tài chính dồi dào và các mối quen biết hậu thuẫn thì dù hát hay mấy cũng khó nhanh chóng nổi tiếng. Cho nên việc tìm kiếm ông bầu đang là mục tiêu của nhiều ca sĩ trẻ nôn nóng nổi tiếng hiện nay. Nhưng khi đã bước chân vào con đường này họ không còn là chính họ. Báo Nười Lao Động viết như sau.
Tỉ lệ trẻ em, phụ nữ VN hành nghề mại dâm tại Cam Bốt, đông nhất là An Giang, Đồng Tháp vẫn gia tăng. Điều đáng lo là số trẻ bị ép bán dâm tại Cam Bốt đều ở lứa tuổi từ 12_16 tuổi. Thậm chí có cả bé gái 8 tuổi cũng bị gia đình đem bán... Báo Gíao Dục Thời Đại viết như sau.
Câu chuyện dưới đây do 1 phóng viên báo Lao Động-Xã hội ghi lại khi phóng viên này đến thăm trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội.Tại trường này, có 1 tổ người mẫu gồm 15 người nam, nữ, ngày ngày phô bày thân thể cho sinh viên vẽ. Báo này viết như sau.
Theo ghi nhận của báo Hà Nội Mới, từ tháng 2 đến nay, có khá nhiều sĩ tử "rớt đài" trong kỳ thi năm trước từ nhiều địa phương đổ dồn về Hà Nội. Trước khi đến các trung tâm luyện thi mong bổ trợ thêm một chút kiến thức, thì việc tìm được một chỗ trọ để tạm "an cư" dùi mài kinh sử cũng không phải là điều đơn giản. Báo này viết như sau.
Theo báo Người Lao Động, khó có thể thống kê chính xác số lượng ca sĩ hành nghề chuyên nghiệp tại SG, nhưng theo Phòng Ca múa nhạc Sở Văn hóa Thông tin CSVN Sài Gòn, con số ấy ước lượng lên đến gần 3 ngàn, trong đó hơn 2/3 là ca sĩ trẻ. Họ có mặt khắp mọi sân khấu biểu diễn ca nhạc từ nhỏ đến lớn, thậm chí trên các chương trình nhạc trẻ của các đài truyền hình, phát thanh. Bằng đủ mọi cách thức tiếp thị, có người nhanh chóng trở thành "sao" chi phối không nhỏ đến thị trường ca nhạc trong nước.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.