Hôm nay,  

Khách Xài Inertnet Bị Lừa

4/24/200100:00:00(View: 4734)
Bạn,
Trong một bài viết về công nghệ thông tin, báo Kinh tế Sài Gòn nhận xét rằng kinh doanh internet ở Việt Nam hiện nay cũng như kinh doanh cái hồ bơi. Hồ chỉ đủ cho khoảng 100 người nhưng vé lại bán cho 1,000 người. Kết quả là người muốn bơi phải ngồi trên bờ đợi một người leo lên thì mới nhảy xuống được. Trong khi chờ thì tiền vẫn phải trả vì người đi bơi phải mua vé tháng (thuê bao internet), đóng tiền vào cửa cho mỗi lần đến hồ bơi (lệ phí kết nối internet và lệ phí điện thoại tính theo phút). Báo quốc nội dẫn lời một chuyên gia cho rằng đó là một kiểu kinh doanh thiếu đạo đức, nếu không nói là lừa khách hàng. Chuyên gia này nói người làm ăn đứng đắn sẽ không bao giờ dám lấy tiền mà lại không phục vụ đúng mức khách hàng. Nếu chỉ đủ chỗ phục vụ 100 người thì chỉ nên tiếp 100 khách chứ không thể nhận 1,000 khách và còn tiếp tục thu hút kiếm thêm khách qua các chương trình khuyến mãi như các nhà dịch vụ internet ở Việt Nam đang làm.

Trình bày về tình hình kinh doanh internet ở VN, báo quốc nội cho biết: tính đến nay VN có khoảng 130,000 thuê bao Internet, với bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là công ty quốc doanh VDC thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông VN, FPT, Netnam và Saigon Net. Trong đó, VDC cũng là cung cấp truy cập Internet (IAP), có nhiều thuê bao nhất, chiếm khoảng 57% tổng số thuê bao, kế tiếp là FPT, khoảng 28%, còn lại là Sài Gòn Net và Netnam. Nói đến nguyên nhân tốc độ truy cập chậm, các nhà cung cấp dịch vụ internet bao giờ cũng nhắc khéo người sử dụng coi lại tốc độ modem và cấu hình máy điện toán xem có thỏa đáng những đòi hỏi tối thiểu cho việc sử dụng internet hay không. Tuy nhiên khi tất cả các thuê bao đều bị chậm, thì phải chăng tất cả trách nhiệm thuộc về nhà cung cấp dịch vụ. Theo các nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp đường truyền internet, việc truy cập internet chậm và bị lỗi có thể do nhiều nguyên nhân. Ông Mai Văn Sung, phó tổng giám đốc Internet, cho rằng tốc độ truy cập chậm có thể là một trong những nguyên nhân sau: tốc độ kết nối của khách hàng đến ISP chậm, từ ISP đến IAP (là VDC) chậm, hoặc từ VDC đến cổng internet quốc tế bị chậm. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi truy cập Internet, cả một đoạn đường với nhiều khúc quanh, do đó có thể cùng một lúc bị nghẽn, hoặc nghẽn cục bộ ở từng khúc một. Thêm vào đó, bức tường lửa cũng là một trong những thủ phạm chính gây ra tình trạng nghẽn mạch, 50% tình trạng nghẽn trên internet là do hệ thống tường lửa.

Báo quốc nội đã nêu lên câu hỏi rằng 50% còn lại thì lỗi tại ai" Giải trình cho câu hỏi này, báo quốc nội viết: “Có vẻ như tất cả các thuê bao của mọi ISP đều cùng chung cảnh ngộ như nhau, nên nhiều người cho rằng lỗi là do đường trục chính, mà nhà kinh doanh đường trục chính, mà nhà kinh doanh đường trục chính duy nhất hiện nay là VDC. Trong khi đó, ông Vũ Hoàng Liên, giám đốc VDC, khẳng định ngay cả những cao điểm nhất, các thuê bao cũng chưa sử dụng hết 80% công suất đường truyền. Theo ông, tốc độ đường truyền internet Việt Nam hiện nay là 34MB, lớn hơn rất nhiều so với ban đầu khi VN mở cổng Internet là 2 MB. Tuy nhiên, ông Liên nói rằng ngay cả VDC cũng chưa biết rõ nguyên nhân chất lượng Internet kém là do đâu. Ông cũng công nhận là bức tường lửa quá chặt chẽ ở Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến tốc độ truyền và xử lý thông tin, làm giảm tốc độ truy cập internet.”

Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, một số nhà cung cấp dịch vụ cho rằng VDC quản lý đường truyền kém, việc đầu tư thiết bị máy chủ, nhu liệu đôi khi không đồng bộ góp phần gây ra tình trạng tắc nghẽn và thường xuyên báo lỗi của đường truyền Internet Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là tăng giá xăng dầu... Vậy là tất cả hàng hóa đều sẽ tăng giá, vì tiền vận chuyển đều tăng vọt.
Vậy là cầm nhầm… không phải trộm sao? Phạt hay đưa ra tòa? Hay tha? VietnamNet kể rằng một nữ nhân viên Tân Sơn Nhất 'cầm nhầm' túi nữ trang của khách: Nhặt được túi của khách để quên, nhân viên vệ sinh sân bay Tân Sơn Nhất đem một phần nữ trang đi cầm đồ lấy 20 triệu đồng.
Rừng bị phá cũng là chuyện bình thường, trong khi nhà dân bị xua đuổi, bứng đi mới là chuyện lạ nhưng vẫn xảy ra đều đặn.
Báo Lao Động kể về nỗi băn khoăn khi cứ lấy tiền phạt ra hù dọa học trò và thầy cô... Theo PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, trong nhà trường, ngoài giáo dục về văn hoá, trí tuệ thì cần cả giáo dục về đạo đức, phẩm chất và mối quan hệ xã hội. Trong giáo dục không phải như thị trường để khi vi phạm luật trật tự trị an có thể phạt bằng tiền.
Kinh tế tăng tốc... đó là cái nhìn chung của các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam. Nhưng vẫn có một số lĩnh vực quan ngại.
Bằng giả, bằng giả... tới một lúc, tìm người có văn bằng thật sẽ hiếm hoi. Báo SGGP kể chuyện: Dịch vụ làm bằng giả công khai hoạt động. Chưa bao giờ việc mua bằng giả lại dễ dàng đến như vậy. Không ít người đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… nhằm lọt qua mắt các nhà tuyển dụng, cơ quan, tổ chức
Giáo viên đánh học trò sẽ bị phạt 30 triệu đồng? Cũng là điều để suy nghĩ... Bản tin Zing nêu câu hỏi: 'Lương giáo viên không đủ sống lấy đâu nộp phạt đến 30 triệu đồng?' PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - cho hay điều 32 quy định giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh có thể bị phạt lên đến mức cao nhất 30 triệu đồng không cần thiết và không khả thi, dù xuất phát từ ý tưởng tốt là có chế tài ngăn chặn bảo lực học đường. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra định lượng phạt nhưng không định lượng được mức độ của hình phạt ra sao và lý giải được định nghĩa “thế nào là xâm phạm”?
Có phải Việt Nam đang thiếu Giáo sư Tiến sĩ? Hay là quá dư? Có phải Việt Nam đang thiếu nhà phát minh khoa học? Hay thiếu tài năng để tranh Giải Nobel?
Hành hung phóng viên… chuyện xảy ra tại Hà Đông… Bản tin Infonet kể chuyện 2 phóng viên bị hành hung: Hội nhà báo đề nghị cơ quan Công an trả lời.
Giải Nobel, tới mùa Giải Nobel loan báo rồi. Bản tin VOA kể: Hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, ngày 1/10 được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm thông báo đoạt giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư, theo Reuters. Các công trình của hai nhà khoa học trong những năm 1990 đã tìm ra “liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch”, giúp điều trị các bệnh ung thư ác tính và ung thư phổi, vốn từ trước đến nay đã rất khó điều trị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.