Hôm nay,  

Tìm Nghe Tiếng Cá

26/11/201200:00:00(Xem: 8694)
Bạn thân,
Một thời, chúng ta đi học, đọc truyện cổ và rơi vào những thế giới tuyệt vời của văn học khi nghe chim và cá nói chuyện với nhau, khi trê và cóc có lời minh giải, khi lục súc tranh công nhau, và vân vân. Thế giới chúng ta đầy những sinh vật sinh động, và chúng ta là một.

Thế nhưng, tưởng như chi có trong sách vở truyện cổ. Thực tế ngoàì đời lại có vẻ như vẫn có giao tiếp giữa người và thú: thí dụ, như người vẫn dạy được chó làm những trò lạ, hay là các gánh xiếc dạy cọp, voi...

Câu hỏi là, có phảỉ người luyện thú đã nghe được tiếng thú? Không biết, thực sự không biết. Chúng ta không phải nhà khoa học để nghiên cứu chuyên sâu các đề tài này.

Nhưng có một ngư dân nghe được tiếng cá... Quả là hy hữu. Báo Bà Rịa Vũng Tàu gọi đó là “Lão ngư phủ “nghe” được tiếng cá.”

Bản tin rất lạ này kể chuyện ông cụ Bảy Liễu:

“Đến làng chài khu phố Hải Trung (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ), hỏi thăm nhà ông Bảy Liễu (tên thật là Bạch Văn Liễu), không ai là không biết. Ông Bảy Liễu là người nổi tiếng với khả năng “nghe” được tiếng của các loài cá trên biển “nói chuyện”. Khả năng đặc biệt này đã giúp gia đình ông và những người bạn ghe có cuộc sống khấm khá.

Năm nay đã 65 tuổi, nhưng ông Bảy Liễu vẫn rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đôi mắt tinh tường, trí nhớ tốt. Ông cho biết, hồi còn nhỏ, ông thường theo cha đi đánh bắt cá hoặc mót cá, cào nghêu. Năm 17 tuổi, ông được cha truyền cho cách “nghe”, phân biệt được tiếng của các loại cá để xác định đúng luồng cá. Do là dân biển, quen với cuộc sống sông nước, lại được cha truyền nghề, cộng với đức tính chăm chỉ, ham học hỏi, nên chưa đầy một năm sau, ông đã “hành nghề” thành thạo. “Tôi gắn bó với nghề biển được 41 năm. Khi đi biển, hàng ngày cứ 4 giờ sáng, lúc các thuyền viên còn ngủ, tôi đã phải lặn xuống nước để dò cá. Có khi từ sáng tới chiều không dò được luồng, nhưng cũng có khi chỉ cần 30 phút là tôi đã tìm ra”, ông Bảy Liễu nói.

Hỏi ông Liễu bí quyết, ông cười và cho rằng, ông được trời phú cho khả năng thính giác đặc biệt nên mới may mắn đến thế. Nhờ vậy, ông có thể phân biệt được tiếng các loài cá. Chẳng hạn, cá nốc nanh nếu tụ tập thành bầy sẽ phát ra tiếng cụp… cụp rất lớn; cá ngao vòng lại phát ra tiếng lục đục, lục đục, âm vang cả một vùng; trong khi cùng tiếng kêu ấy của cá đù thì nhỏ và thanh thoát hơn hoặc phát ra tiếng kêu bụp… bụp… Chỉ cần lặn xuống nửa mét nước biển, ông Liễu có thể nghe được tiếng các loài cá ở độ sâu 50m trong bán kính 1,5km. Ngoài việc phân biệt được tiếng động của cá, ông Bảy Liễu còn có tài đoán được số lượng cá để thông báo cho thuyền viên giăng lưới đánh cá...”

Có phải loài cá cũng có tiếng nói? Có phải loàì cá giao tiếp với nhau qua âm thanh?

Hay đưa câu hỏỉ như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rằng làm sao em biết bia đá không đau...

Nếu thế, chúng ta phải cẩn trọng với tất cả những loài thú biết đau đớn như chúng ta, hãy nên xem là sinh vật bạn, chứ đừng xem là đối tượng để bạo hành, để nhai nuốt...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.