Hôm nay,  

Nơi Về Cuối Đời

14/11/201200:00:00(Xem: 7587)
Bạn thân,
Ai rồi cũng phải về với cát bụi. Không loại trừ một ai. Bởi vì, có sinh tất có tử, có thành tất có hoại.

Đối với người nghệ sĩ trong ngành nghệ thuật sân khấu Việt Nam, đời sống vốn đã khó khăn, nên khi cuối đời lại càng gian nan thập phần.

Báo Người Đưa Tin đã kể về một nơi cuối đời, và gọi là “Nơi nương tựa của những linh hồn tài hoa bạc mệnh.”

Bản tin nói, đó là nơi "yên giấc ngàn thu" của những người nghệ sĩ sau khi trả xong nợ đời sân khấu đầy vinh danh và khổ lụy...

Nơi đó, nằm khuất trong một ngõ hẻm trên đường Thống Nhất (P.11, Q.Gò Vấp, TP.SG), có một ngôi chùa đặc biệt bên cạnh nghĩa trang Nghệ sĩ, từng được cố NSND Phùng Há sáng lập cách đây nửa thế kỷ.

Nhà báo Hương Sen ghi lời nghệ sĩ hài Lý Lắc - một nghệ sĩ không gia đình, tự nguyện đến làm công quả trong chùa. Dù tuổi già, sức yếu nhưng ông rất nhiệt tình dẫn nhà báo này đi dạo một vòng quanh nghĩa trang Nghệ sĩ. Với chất giọng trầm ấm, nhỏ đều, ông kể cho tôi về lịch sử ngôi chùa đặc biệt này cũng như cuộc đời tài hoa của những nhân vật nằm đây.

Báo Người Đưa Tin ghi lời nghệ sĩ Lý Lắc, rằng chùa này do cô Bảy (NSND Phùng Há) sáng lập cách đây 60 năm. Cô thấy xót xa trước cảnh nhiều nghệ sĩ nổi tiếng một thời nhưng lúc "về chiều" lại không chốn nương thân, thậm chí đến lúc chết cũng không có hòm mà chôn. Với sự động viên của hai người bạn thân thiết là Tư Trang và Năm Châu, cô suy nghĩ đến việc tìm đất an nghỉ cuối đời cho nghệ sĩ...

Năm 1949, NSND Phùng Há huy động tiền đóng góp từ các mạnh thường quân, các doanh nghiệp có tấm lòng hảo tâm đứng ra mua đất, xây chùa và nghĩa trang. Chùa Nghệ Sĩ và nghĩa trang Nghệ sĩ được hình thành từ đó với diện tích 6.080m2, tọa lạc trên xã Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, TP.SG.

Bản tin nói: “Hiện nay, trong chùa có tất cả 546 ngôi mộ được xây đắp chu đáo cùng 500 hũ hài cốt chứa trong hai tháp cốt trong vườn chùa". Nhìn những hũ hài cốt mà lòng tôi nao nao, chợt nghĩ đời người phải chăng rồi cũng chỉ còn lại một nắm tro tàn...”

Nơi nghĩa trang naỳ là những tài danh nghệ thuật, nổi tiếng một thời, như Phụng Há, Năm Châu, Năm Đồ, Ba Vân, Thành Tôn, Từ Anh, Tư Út...

Có ai thoát được luật vô thường? Có ai không phải chết đâu? Nghệ sĩ tài sắc tuyệt vời rồi cũng già, cũng chết, cũng về cát bụi. Do vậy, sống đời này cần lo trước cho đời sau vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.