Hôm nay,  

Để Đổi Mới Giáo Dục

29/10/201200:00:00(Xem: 4892)
Bạn thân,
Đất nước vẫn còn lúng túng, cứ như dường chưa biết phải đổi mới giáo dục ra sao để có thể chạy kịp với các nước láng giềng.

Câu hỏi thực sự nên đặt ra rằng, có phải là vẫn có người, hay có thế lực nào muốn ghìm chân Việt Nam, không muốn đất nước đi xa hơn hay không?

Có phải thế lực ghìm chân đó là gián điệp Trung Quốc đã cài sâu, cắm rễ vào chính phủ VN để rồi cứ lệ thuộc hoài nước láng giềng trên rất nhiều phương diện?

Bởi vì đổi mới giáo dục có gì đâu là khó: bài học trước mắt là Nhật, là Nam Hàn, là Singapore, là Thái Lan, vân vân... Tại sao không quăng gánh nặng quá khứ để tìm học cái mới?

Báo Tuần Việt Nam hôm Thứ Sáu đã nêu vấn đề cụ thể, qua tưạ đề “Đổi mới giáo dục hay để "chết lâm sàng"?” qua bài phân tích của nhà nghiên cứu Đinh Việt Bình.

Bài viết ghi lời Giáo Sư Hoàng Tụy trong một hội thảo góp ý về giáo dục và đào tạo, trích:

“...Phát biểu tại hội thảo, GS Hoàng Tụy, một lần nữa nhấn mạnh: Trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa không thể đảo ngược được, nước nào không hội nhập được, không thích nghi được sẽ bị cô lập, sẽ bị bỏ rơi đằng sau đuôi, "chết lâm sàng" rồi từ từ bị đào thải nếu không sớm tỉnh ngộ.

Và rằng, sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc phải có lựa chọn. Hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới. Hoặc là cương quyết thay đổi tư duy - thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn GD khai phóng phát triển?


"Ý thức hệ cứng nhắc" ấy là cái gì mà "đã kìm hãm" đất nước trong nền GD ngày càng tụt hậu so với thế giới?

Tại sao lại cứng nhắc? Tại sao cứ khư khư ôm cái cứng nhắc để GD tụt hậu kéo theo nhiều cái đứng phía sau thiên hạ? Ai sẽ phải trả lời câu hỏi này? Đã đến lúc cần chỉ rõ cái cứng nhắc ấy là gì? Ở đâu?

Hơn 20 năm đổi mới, nhiều lĩnh vực đã thay da đổi thịt. Giáo dục luôn luôn được coi là "quốc sách hàng đầu" vậy mà cứ ì ạch, phải chăng vì cái "gông" quá nặng, quá chặt đè xiết lên tư duy của chúng ta?...

...Cử nhân văn chương, ngôn ngữ, mà không viết nổi một biên bản cuộc họp bình thường. Cử nhân báo chí chưa viết nổi một bài báo đúng chuẩn. Cử nhân kinh tế không viết nổi một dự án ở cấp thấp nhất. Bác sĩ cầm bơm tiêm lóng ngóng...là chuyện ngày thường ở huyện. Còn kỹ năng mềm thì hầu như không có gì, ngu ngơ như kẻ chưa bao giờ được học.

Thạc sĩ, tiến sĩ cũng chẳng hơn bao nhiêu. Thế mới có chuyện một giảng viên, TS tại một trường đại học có tiếng giữa Thủ đô đã copy gần như 100% một tiểu luận của một sinh viên năm thứ hai làm báo cáo nghiên cứu khoa học cho mình ở cấp ĐH Quốc gia...”

Hỏi tức là trả lời. Ý thức hệ nào ghìm chân cả nước như thế?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.