Hôm nay,  

Để Đổi Mới Giáo Dục

29/10/201200:00:00(Xem: 4893)
Bạn thân,
Đất nước vẫn còn lúng túng, cứ như dường chưa biết phải đổi mới giáo dục ra sao để có thể chạy kịp với các nước láng giềng.

Câu hỏi thực sự nên đặt ra rằng, có phải là vẫn có người, hay có thế lực nào muốn ghìm chân Việt Nam, không muốn đất nước đi xa hơn hay không?

Có phải thế lực ghìm chân đó là gián điệp Trung Quốc đã cài sâu, cắm rễ vào chính phủ VN để rồi cứ lệ thuộc hoài nước láng giềng trên rất nhiều phương diện?

Bởi vì đổi mới giáo dục có gì đâu là khó: bài học trước mắt là Nhật, là Nam Hàn, là Singapore, là Thái Lan, vân vân... Tại sao không quăng gánh nặng quá khứ để tìm học cái mới?

Báo Tuần Việt Nam hôm Thứ Sáu đã nêu vấn đề cụ thể, qua tưạ đề “Đổi mới giáo dục hay để "chết lâm sàng"?” qua bài phân tích của nhà nghiên cứu Đinh Việt Bình.

Bài viết ghi lời Giáo Sư Hoàng Tụy trong một hội thảo góp ý về giáo dục và đào tạo, trích:

“...Phát biểu tại hội thảo, GS Hoàng Tụy, một lần nữa nhấn mạnh: Trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa không thể đảo ngược được, nước nào không hội nhập được, không thích nghi được sẽ bị cô lập, sẽ bị bỏ rơi đằng sau đuôi, "chết lâm sàng" rồi từ từ bị đào thải nếu không sớm tỉnh ngộ.

Và rằng, sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc phải có lựa chọn. Hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới. Hoặc là cương quyết thay đổi tư duy - thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn GD khai phóng phát triển?


"Ý thức hệ cứng nhắc" ấy là cái gì mà "đã kìm hãm" đất nước trong nền GD ngày càng tụt hậu so với thế giới?

Tại sao lại cứng nhắc? Tại sao cứ khư khư ôm cái cứng nhắc để GD tụt hậu kéo theo nhiều cái đứng phía sau thiên hạ? Ai sẽ phải trả lời câu hỏi này? Đã đến lúc cần chỉ rõ cái cứng nhắc ấy là gì? Ở đâu?

Hơn 20 năm đổi mới, nhiều lĩnh vực đã thay da đổi thịt. Giáo dục luôn luôn được coi là "quốc sách hàng đầu" vậy mà cứ ì ạch, phải chăng vì cái "gông" quá nặng, quá chặt đè xiết lên tư duy của chúng ta?...

...Cử nhân văn chương, ngôn ngữ, mà không viết nổi một biên bản cuộc họp bình thường. Cử nhân báo chí chưa viết nổi một bài báo đúng chuẩn. Cử nhân kinh tế không viết nổi một dự án ở cấp thấp nhất. Bác sĩ cầm bơm tiêm lóng ngóng...là chuyện ngày thường ở huyện. Còn kỹ năng mềm thì hầu như không có gì, ngu ngơ như kẻ chưa bao giờ được học.

Thạc sĩ, tiến sĩ cũng chẳng hơn bao nhiêu. Thế mới có chuyện một giảng viên, TS tại một trường đại học có tiếng giữa Thủ đô đã copy gần như 100% một tiểu luận của một sinh viên năm thứ hai làm báo cáo nghiên cứu khoa học cho mình ở cấp ĐH Quốc gia...”

Hỏi tức là trả lời. Ý thức hệ nào ghìm chân cả nước như thế?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.