Hôm nay,  

Bi Kịch Tìm Việc Làm

06/08/199900:00:00(Xem: 6510)
Bạn,
Trong một lá thư trước, chúng tôi có đề cập đến tình trạng một số đồng bác sĩ, dược sĩ ra trường không tìm được việc tại các bệnh viện thành phố, thị xã. Họ được Y tế CSVN trả lời rằng chỉ nhận các bác sĩ tình nguyện về nông thôn mà thôi. Không chỉ ở ngành y, dược mà ở nhiều ngành khác, sinh viên ra trường cũng khó tìm một việc làm đúng nghề. Cuối cùng, họ đã phải tìm những việc làm tạm bợ để có thể “trụ” lại thành phố như những trường hợp sau đây theo ghi nhận của một phóng viên báo Sài Gòn:
Một cô bạn trẻ, sau khi xem những tờ giấy tuyển người của các công ty dán tại trung tâm Giới thiệu việc làm Nhà Văn hóa Thanh Niên, thì chán nản lắc đầu: Lại chỉ toàn thợ may, thợ dệt, giám đốc... quả là đối với mình đồng nghĩa với thất nghiệp. Câu nói và cử chỉ của cô làm tôi chú ý. Chúng tôi cùng ngồi cạnh xe nước mía gần đó. Nghĩ tôi là một người đồng cảnh ngộ, cô bạn tên Ngọc trút bầu tâm sự: Trời ơi chán quá, tôi học trường Y, cầm cái bằng bác sĩ đã được ba năm, phải đổi lấy bao gian nan chịu đựng. Cha mẹ tảo tần, chắt mót, tảo tần, nhịn ăn gửi tiền cho tôi ăn học. Vậy mà khi ra trường chẳng có bệnh viện nào nhận. Mấy đứa bạn tôi chỉ xin vào làm công quả ở các bệnh viện để khỏi quên nghề. Đến các công ty dược, tính xin một chân trình dược viên, thì tôi lại đụng với vô số bạn có bằng dược sĩ, cũng đang thất nghiệp dài hạn. Mệt mỏi quá, cảm thấy tủi thân, tủi hổ khi cha mẹ ở quê hàng ngày vẫn phải chắt mót gửi tiền lên, dù đã quá già yếu, lại còn mong đến mỏi mòn “con có việc làm chưa"” Tôi nói với cô: sao không nghĩ đến những vùng sâu, vùng xa người ta cần... Cô bạn ấy liền cắt ngang lời tôi: Đói thật sự bạn ơi, đồng lương xa nhà không đủ nuôi bản thân mình, nói gì đến đền đáp cho cha mẹ. Tôi cũng ái ngại cho người bạn mới quen, lựa lời động viên, an ủi. Cô ta chỉ cười buồn: Trong thời gian đi tìm việc, tôi đi làm tạm chân bán hàng, dạy kèm, tiếp thị... nhưng cũng có người quen bảo: Học cho lắm, tốn công, tốn của cũng chẳng hơn ai... tôi nghe mà hết muốn sống. Hiện nay theo thống kê của trung tâm tư vấn trong thành phố thì số trẻ muốn “chết” vì đời bế tắc, đường đời gai góc cũng xấp xỉ với số có tình yêu mọc cánh bay đi.

HQ là một trong những sinh viên từng tốt nghiệp thủ khoa của trường đại học Tổng hợp TP. Khao khát muốn cống hiến tài năng của mình, cô quyết định xin vào thử việc ở một viện nghiên cứu. Mọi người lạnh lùng đón nhận cô. Chẳng ai hào hứng tin tưởng cô sẽ làm nên chuyện. Cô chỉ được sai vặt: đánh máy, đưa nhận tư liệu. Ước mơ tắt dần, cô bắt đầu hoài nghi chính khả năng của mình, rằng trở thành một nhà nghiên cứu là chuyện hảo huyền, mộng mị. Nghiệt hơn nữa, mức lương thử việc 300 ngàn một tháng chỉ đủ để cô tiêu vặt. Cô đi làm thêm, một chân tiếp thị cho hãng gội đầu... rồi chân ngoài cứ dài hơn chân trong. Thời gian sau, viện nghiên cứu không ký hợp đồng với cô, vì trong thời gian tập sự cô chẳng có sáng tạo, triển vọng gì. Tất cả mơ ước của thời sinh viên sụp đổ. Cô cố bíu vào công việc tiếp thị, chập chờn, mong manh, thu nhập tính vào lượng hàng mà cô khản cổ mới bán được.
Bạn,
Nhắc đến bi kịch về tìm việc làm, một cô gái đã tâm sự với phóng viên: Có thể nói cú sốc thật sự đầu tiên của tôi là tìm mà chẳng thấy đâu việc làm. Cô đã thi tuyển một chân thư ký giám đốc, dù học ngành kiểm toán đại học kinh tế. Ông giám đốc “kiếm chuyện” hoài, nên cô xin nghỉ, đi làm cho 1 công ty tư, 3 tháng lương bổng chưa lãnh xong, thì phải tạm đóng cửa vì hàng hết, khách hàng nợ chưa trả. Cô quay lại công ty cũ, ông giám đốc cười hề hề: Được rồi, nhưng còn vấn đề tình cảm em tính sao" Bất mãn, chán nản, cô chẳng dám tin ai nữa!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.