Hôm nay,  

Có Thực Là Bị Lừa?

9/17/201200:00:00(View: 8989)
Bạn thân,
Có những câu chuyện nghe như trên Sao Hỏa. Nghĩa là rất khó tin, vậy mà vẫn xảy ra. Và khi đã xảy ra, là phải đặt vấn đề. Và khi xảy ra hoài, là tất có chuyện không ổn.

Thí dụ, chuyện doanh nghiệp Việt bị lừa gạt ở Châu Phi.

Có thực là, các cán bộ thương nghiệp Việt Nam khù khở nên bị lừa gạt hàng trăm ngàn đôla cho một hợp đồng dỏm?

Hay có phải các cán bộ giả vờ khù khờ, giả vờ mắc mưu kẻ gian đề hô biến hàng trăm ngàn đô la của doanh nghiệp mình, nhưng thực ra là màn rút ruột công ty...

Bởi vì, nếu đối tác bên Cameroon muốn đặt mua gì từ Việt Nam, họ phải đặt cọc tiền trước, chứ sao lạị bắt doanh nghiệp Việt đặt cọc?

Mà ngay cả khi doanh nghiệp Việt đặt cọc, thì tiền đó ký thác vào một ngân hàng quốc tế để làm tin, chứ đâu phải ai muốn rút tiền ra cũng được.

Hay đơn giản là vì cán bộ ngành dệt may VN giả vờ sắp xếp, để rủ nhau rút ruột công ty, làm như mắc lừa kẻ gian.

Bản tin báo Tiền Phong nêu lên câu chuyện lạ này:

“Doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị lừa tại Cameroon

TP - Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, các đối tượng thuộc nước Cộng hòa Cameroon (châu Phi) đã thực hiện một số vụ lừa đảo thương mại đối với doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp dệt may.

Các thủ đoạn lừa đảo phổ biến như đối tượng chào hàng, ký hợp đồng bán hàng với điều kiện hấp dẫn và yêu cầu đặt cọc tối thiểu 10% qua hình thức điện chuyển tiền (T/T).

Sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền thực hiện hợp đồng, đối tượng chấm dứt mọi giao dịch, thông tin liên hệ, không thực hiện việc giao hàng như hợp đồng đã ký.

Hiệp hội Dệt may và Tập đoàn Dệt may Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần tìm kiếm, xúc tiến thương mại do các bộ, ngành tổ chức, xác minh kỹ đối tác và thường xuyên liên hệ với Thương vụ của Việt Nam tại nước sở tại để được tư vấn.”

Than ôi, có thực là mất tiền dễ như thế không? Nghe cũng y hệt như chuyện Vinashin giả vờ mua những con tàu cũ... Thì may dệt cũng một kiểu khác, thay vì mua tàu cũ, thì là thảy tiền qua những hợp đồng ảo rồi đổ tội là bị mắc lừa.

Nếu là tiền túi của các quan, hẳn là không bị lừa như thế đâu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.