Hôm nay,  

Đọc Sách Thư Viện

9/2/201200:00:00(View: 8117)
Bạn thân,
Một thời, chúng ta từng ngồi đọc sách ở các thư viện Sài Gòn. Nơi đó, thời đó, chữ nghĩa còn là cái gì rất mực thiêng liêng.

Một thời, chúng ta ngồi đọc sách ở phòng đọc sách, nơi ngọn tháp gác chuông của Chùa Xá Lợi. Khi đó, từng trang sách lật qua đều được khẽ khàng chạm tới, như dường sợ làm hư vỡ những tấm lòng người xưa.

Bây giờ thì, thô bạo hơn nhiều lắm. Báo Người Cao Tuổi ghi lại lá thư của cụ Đào Ngọc Đệ ở Hải Phòng, kể chuyện mà cụ gọi là “Chuyện không hay ở nhiều thư viện.”

Lá thư tuyệt vời này, trích như sau:

“Tôi thường đến đọc sách báo ở một số thư viện TP Hải Phòng. Các thư viện bây giờ hoạt động èo uột lắm, do quá ít kinh phí đầu tư về nhà cửa, trang thiết bị, nhất là về số lượng sách báo, tạp chí.

Thư viện Khoa học - Tổng hợp Hải Phòng, ở đường Lạch Tray to đẹp, khá nhiều sách báo, nhưng độc giả chủ yếu là sinh viên trong nội thành. Họ lấy đây làm nơi học bài là chính, để tránh ồn ào trong kí túc xá hoặc nhà trọ chật hẹp, còn đọc sách báo thư viện chỉ là phụ. Tình trạng vắng độc giả tại các thư viện trở nên phổ biến. Văn hóa đọc đang dần mai một. Công tác thư viện không được các cơ quan hữu trách quan tâm.

Một chuyện khác cũng khiến tôi phải suy nghĩ đó là chuyện "nhận phần" báo của một số độc giả cao tuổi. Thực ra tôi cũng không muốn nói, nhưng không nói thì không được, vì mấy vị độc giả cao tuổi ấy, cứ lặp đi lặp lại việc "nhận phần" ở thư viện. Khi có người thẳng thắn góp ý thì họ nổi khùng. Cả thư viện chỉ có 8 - 9 tờ báo, thông thường mỗi buổi chỉ có 3 - 4 độc giả cao tuổi, ngoài vài tờ người khác đang đọc, còn các cụ "vơ" tất, cất ngay dưới tờ báo đang đọc dở. Khi có độc giả đến mượn thì không những không đưa mà còn nổi cáu và buông một câu… xanh rờn: "Chẳng có luật nào cấm tôi việc này"! Hai cô thủ thư đành phải nhắc nhở: "Văn hóa đọc sách báo thôi, chứ không có luật nào quy định ạ!

"Thủ báo" đã đành, nhiều thư viện còn có tình trạng "đạo báo". Cứ đọc xong là đút ngay vào túi, nếu bị phát hiện thì trả lại, không thì thôi. Một chị thủ thư kể: "Năm ngoái có ông "đạo báo", chúng cháu góp ý, thế là từ đó không đến đây đọc báo nữa". Những thư viện nhi đồng cũng có trường hợp các em gấp truyện thiếu nhi, giấu vào trong vạt áo. Cô thủ thư phát hiện, "phê" cho một chập rồi mời người nhà đến nhắc nhở và bảo lãnh.

Thư viện là "thánh đường" văn hóa, mong rằng mọi người đến đây thể hiện mình là người có văn hóa, đi nhẹ, nói khẽ, tôn trọng cán bộ thủ thư, các độc giả… Bởi "không có sách thì không có tri thức".

Làm thế nào để dân cả nước biết yêu thương sách? Hãy hình dung rằng các thế hệ em, cháu của chúng ta sẽ tới lúc than trách rằng thế hệ chúng ta đã không giữ gìn thật khéo các trang sách chuyên chở tri thức đó.

Tới lúc đó, chúng ta chạy tội cũng không nổi, không lẽ cứ đổ tội cho mối, sâu, chuột, gián đã gặm sách. Nhưng tự mình sẽ ý thức rằng, nhiều người chúng ta đã hành xử cũng rất mực mối, sâu, chuột, gián vậy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.