Hôm nay,  

Đọc Sách Thư Viện

9/2/201200:00:00(View: 8120)
Bạn thân,
Một thời, chúng ta từng ngồi đọc sách ở các thư viện Sài Gòn. Nơi đó, thời đó, chữ nghĩa còn là cái gì rất mực thiêng liêng.

Một thời, chúng ta ngồi đọc sách ở phòng đọc sách, nơi ngọn tháp gác chuông của Chùa Xá Lợi. Khi đó, từng trang sách lật qua đều được khẽ khàng chạm tới, như dường sợ làm hư vỡ những tấm lòng người xưa.

Bây giờ thì, thô bạo hơn nhiều lắm. Báo Người Cao Tuổi ghi lại lá thư của cụ Đào Ngọc Đệ ở Hải Phòng, kể chuyện mà cụ gọi là “Chuyện không hay ở nhiều thư viện.”

Lá thư tuyệt vời này, trích như sau:

“Tôi thường đến đọc sách báo ở một số thư viện TP Hải Phòng. Các thư viện bây giờ hoạt động èo uột lắm, do quá ít kinh phí đầu tư về nhà cửa, trang thiết bị, nhất là về số lượng sách báo, tạp chí.

Thư viện Khoa học - Tổng hợp Hải Phòng, ở đường Lạch Tray to đẹp, khá nhiều sách báo, nhưng độc giả chủ yếu là sinh viên trong nội thành. Họ lấy đây làm nơi học bài là chính, để tránh ồn ào trong kí túc xá hoặc nhà trọ chật hẹp, còn đọc sách báo thư viện chỉ là phụ. Tình trạng vắng độc giả tại các thư viện trở nên phổ biến. Văn hóa đọc đang dần mai một. Công tác thư viện không được các cơ quan hữu trách quan tâm.

Một chuyện khác cũng khiến tôi phải suy nghĩ đó là chuyện "nhận phần" báo của một số độc giả cao tuổi. Thực ra tôi cũng không muốn nói, nhưng không nói thì không được, vì mấy vị độc giả cao tuổi ấy, cứ lặp đi lặp lại việc "nhận phần" ở thư viện. Khi có người thẳng thắn góp ý thì họ nổi khùng. Cả thư viện chỉ có 8 - 9 tờ báo, thông thường mỗi buổi chỉ có 3 - 4 độc giả cao tuổi, ngoài vài tờ người khác đang đọc, còn các cụ "vơ" tất, cất ngay dưới tờ báo đang đọc dở. Khi có độc giả đến mượn thì không những không đưa mà còn nổi cáu và buông một câu… xanh rờn: "Chẳng có luật nào cấm tôi việc này"! Hai cô thủ thư đành phải nhắc nhở: "Văn hóa đọc sách báo thôi, chứ không có luật nào quy định ạ!

"Thủ báo" đã đành, nhiều thư viện còn có tình trạng "đạo báo". Cứ đọc xong là đút ngay vào túi, nếu bị phát hiện thì trả lại, không thì thôi. Một chị thủ thư kể: "Năm ngoái có ông "đạo báo", chúng cháu góp ý, thế là từ đó không đến đây đọc báo nữa". Những thư viện nhi đồng cũng có trường hợp các em gấp truyện thiếu nhi, giấu vào trong vạt áo. Cô thủ thư phát hiện, "phê" cho một chập rồi mời người nhà đến nhắc nhở và bảo lãnh.

Thư viện là "thánh đường" văn hóa, mong rằng mọi người đến đây thể hiện mình là người có văn hóa, đi nhẹ, nói khẽ, tôn trọng cán bộ thủ thư, các độc giả… Bởi "không có sách thì không có tri thức".

Làm thế nào để dân cả nước biết yêu thương sách? Hãy hình dung rằng các thế hệ em, cháu của chúng ta sẽ tới lúc than trách rằng thế hệ chúng ta đã không giữ gìn thật khéo các trang sách chuyên chở tri thức đó.

Tới lúc đó, chúng ta chạy tội cũng không nổi, không lẽ cứ đổ tội cho mối, sâu, chuột, gián đã gặm sách. Nhưng tự mình sẽ ý thức rằng, nhiều người chúng ta đã hành xử cũng rất mực mối, sâu, chuột, gián vậy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.