Hôm nay,  

Chữa Bệnh Tận Gốc

30/08/201200:00:00(Xem: 7807)
Bạn thân,
Chúng ta đang sống trong một thời lắm bệnh, và do vậy để chữa lắm bệnh tất phải có thuốc đa dụng, đa năng... Làm sao tìm ra phương thuốc đa dụng,đa năng?

Thời chúng ta là thời của tuyên truyền, khi các email lưu truyền qua Internet liên tục thuyết phục chúng ta rằng nước dừa chữa được bá bệnh, trái khổ qua trị được ung thư, củ tỏi ngừa cả HIV, dưa leo chữa cả trăm ngàn bệnh... Và rồi, như dường tất cả các bệnh viện đều phảỉ dẹp, và tất cả các bác sĩ để phải rủ nhau bỏ nghề... Nhưng không, mọi người đều vướng bệnh, và rồi sẽ phải chết.

Thời chúng ta là thời của tuyên truyền đủ thứ dược thảo, từ loài cỏ lạ trên núi tuyết Đại Hàn, tới trái nhàu noni trồng trên những ngọn núi nhiệt đới Indonesia, và cho tới các sữa ong lấy từ các khu rừng già Amazon Nam Mỹ... Và rồi, như dường tất cả các bệnh viện đều phải dẹp, và tất cả các bác sĩ để phải rủ nhau bỏ nghề... Nhưng không, mọi người đều vướng bệnh, và rồi sẽ phải chết.

Duy có một người, được báo Tuổi Trẻ ca ngợi là “người chữa bệnh bằng văn chương,” đó là Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc khi tác giả nói chuyện với độc giả về cuốn Thấp Thoáng Lời Kinh moơi xuất bản. Đặc biệt, bác sĩ này chỉ nói đơn giản rằng ai cũng bệnh và ai cũng sẽ chết. Tuyệt vời là thế.

Báo TT kể rằng, vào sáng 29-8, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã có buổi giao lưu với hơn 100 độc giả nhân dịp ra mắt tập sách Thấp thoáng lời kinh (NXB Hội Nhà văn và Phương Nam Book ấn hành).

Nhà văn kiêm bác sĩ này kể:

“Tôi viết sách là những thể hiện riêng tư và chiêm nghiệm của tôi. Khi mới ra trường, tôi viết cho học trò như người bạn, người anh viết cho bạn mình, em mình. Khi tôi có con, tôi viết cho những bà mẹ sinh con đầu lòng. Đến 50 tuổi, tôi cảm thấy chút heo may già và tôi viết Gió heo may đã về. 60 tuổi về hưu, tôi viết Già ơi chào bạn.”

Bản tin ghi lời Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc kể: “Chị tôi được con mua cho máy đo huyết áp để thỉnh thoảng đo kiểm tra sức khỏe dù vẫn khỏe mạnh. Nhưng từ khi có máy, chị càng đo càng thấy huyết áp tăng rồi sinh ra lo sợ, sinh bệnh này nọ. Bệnh đó là do tâm không tịnh thì phải chữa bằng tâm. Tôi kêu kệ nó, quẳng máy đi là hết bệnh và thế là hết thật”.

Và đặc biệt, “trong buổi giao lưu, để trả lời cho câu hỏi: “Làm sao để trẻ mãi?”, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói: “Tôi xin trích tựa đề một ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang tên Đóa hoa vô thường. Cuộc sống là vô thường, ai cũng phải già đi. Muốn trẻ vĩnh viễn thì chỉ có thể sống trong môi trường không có thời gian như Từ Thức tới động tiên. Nhưng già mà vẫn khỏe thì có sao, còn già mà không khỏe, đau khổ thì mới cần chữa trị”...”

Báo Tuổi Trẻ ghi rằng:

“Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc sinh năm 1940 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông tốt nghiệp tiến sĩ y khoa quốc gia, Y khoa Đại học đường Sài Gòn năm 1969. Ông đã xuất bản hơn 30 tác phẩm với nhiều chủ đề như viết cho tuổi mới lớn, viết cho các bà mẹ, tùy bút, tạp văn, thơ… Nhiều tác phẩm của ông được công chúng yêu thích như: Già ơi chào bạn, Gió heo may đã về, Thư gửi người bận rộn…”

Tuyệt vời là thế. Quả nhiên, lời của tác giả Đỗ Hồng ngọc luôn luôn thấp thoáng lời kinh vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.