Hôm nay,  

Em Xinh Như Cây Lúa

18/06/201200:00:00(Xem: 12552)
Bạn thân,
Có một ca khúc dân gian ngợi ca nhan sắc phụ nữ Việt Nam, trong đó nói rằng “Em xinh là xinh như cây lúa” -- nghe hoài điệu lý này, chúng ta tự nhiên không thắc mắc.

Nhưng mới đây, đọc một đoản văn trên tờ Tia Sáng, mình mới thấy ông bà mình xài chữ tuyệt vời, tỏ tình kín đaó.

Bài viết này ký tên tác giả Hoàng Hồng-Minh, đăng ở Tia Sáng hôm 6/6/2012, nhan đề là “Kín đáo học Á Đông,” như sau:

“Nghe xong bài đàn ngũ âm, ông Pháp Đàn nhích lại gần “dám hỏi Cụ Hinh, tên bài hát này là gì ạ?”.

- Là “Em xinh là xinh như cây lúa” ạ.

Ông Pháp Đàn càng rụt rè. Cái cổ của ông ngắn hẳn lại.

Hồi lâu, sau khi tự chiến thắng được sự rụt rè bình phương của mình, ông cất tiếng.

- “Cụ Hinh ạ, em xinh thì tôi hiểu. Nhưng xinh như cây lúa, thì chịu, quả là khó quá ạ.”

- “Thế ông tưởng tôi hiểu nó đấy à?”

- “Chết, thế thì nó là cái gì ạ?”

- “Cái đó gọi chung là kín đáo học Á Đông, ông Pháp Đàn ạ.”....”

Tuyệt vời là thế, ngay cả lời bình trong bài của nhà văn Hoàng Hồng-Minh cũng là những gì rất mực bí ẩn Đông Phương: “kín đáo học Á Đông” cũng khó hiểu như “Em xinh là xinh như cây lúa.”

Có phải đây là Thiền Tông với những ẩn nghĩa? Sao lại xinh như cây lúa nhỉ?

Chúng ta có thể không hiểu hết ẩn nghĩa các ca khúc của ông bà mình, nhưng hẳn là lờ mờ cảm nhận rằng thế gian này -- cả em và cả cây lúa -- đều xinh như mộng, nghĩa là trần gian hiếm thấy.

Chắc chắn là, các ngôn ngữ thơ mộng đó của các nhạc sĩ dân gian Việt Nam không rõ nghĩa minh bạch như những câu nói của nữ hoàng nôị y Ngọc Trinh, khi cô nói những câu như:

- Điều giỏi nhất của tôi là ngoan...

- Không có tiền thì cạp đất mà ăn...

Trời ạ, cây lúa đâu có biết nói đâu, sao mà lại tuyệt vời dưới mắt các nghệ sĩ dân ca Việt từ nhiều thế kỷ xa xưa?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thầy giáo không phải chỉ là người truyền trao kiến thức cho học trò mà còn là tấm gương đạo đức cho học sinh soi để sống với nhân cách cao thượng và lòng thương yêu rộng mở
Thầy giáo không phải chỉ là người truyền trao kiến thức cho học trò mà còn là tấm gương đạo đức cho học sinh soi để sống với nhân cách cao thượng và lòng thương yêu rộng mở giồng như trường hợp thầy giáo Nguyễn Văn T. đã tha lỗi cho học trò đâm mình, như bản tin của VienamNet cho biết hôm 12 tháng 4 như sau.
Thế giới này vẫn còn đẹp một phần nhờ những tấm lòng vàng thánh thiện luôn luôn nghĩ, nói và làm vì người khác, những bữa cơm chay từ thiện tại Sài Gòn là biểu hiện quý giá của nghĩa cử cao đẹp này, như báo Người Lao Động cho biết hôm 12 tháng 4 như sau.
Có phải vì nghèo quá hay vì đó là nét đặc biệt của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa mà người dân có thể làm bất cứ chuyện gì để kiếm lời không cần biết đến sức khỏe của người khác và lợi ích xã hội, nên mới có chuyện chế thuốc trị bệnh ung thư mà làm bằng “bột than tre,” như báo Người Lao Động cho biết hôm 10 tháng 4 như sau.
Giá đất tại đảo Phú Quốc tăng như vàng khiến cho những con buôn đổ xô đi mua đất với giá 800 triệu đồng mà bán lại tới 18 tỉ đồng, theo bản tin của Zing.vn cho biết hôm 10 tháng 4. Bản tin Zing kể như sau.
Đào Tấn là ông tổ hát bội Việt Nam. Ông sinh 3 tháng 4 năm 1845. Đào Tấn, nhà soạn tuồng nổi tiếng, ông tổ hát bội Việt Nam, từ trần năm 1907.
Ở trong đất nước xã hội chủ nghĩa VN với con người chỉ biết giành giựt để kiếm ăn và bao nhiêu tệ nạn xã hội, vẫn còn có những tấm lòng vàng còn quý hơn vàng thật. Đò là câu chuyện làm mềm lòng người về một nhân viên nhà quàng đã trả lại 2 lượng vàng cho người đã bỏ quên, theo bản tìn hôm 7 tháng 4 của báo Người Lao Động online.
Hữu Loan ra đời ngày 2 tháng 4, 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá. Và từ trần ngày 18/3/2010. Ông là một trong vài nhà thơ lớn của VN. Và bị chính quyền CSVN trù dập nhiều thập niên vì trong nhóm Nhân Văn Guai Phẩm.
Tưởng là Lào quốc muốn học gì ở Việt Nam… Hóa ra là học cách xét duyệt phong chức Giáo sư, Phó Giáo sư… Quả là chuyện lạ. Sao Lào không xin học theo Nhật hay Singapore về xét duyệt Giáo sư? Có trời mới biết chuyện gì đây.
Phiên tòa xử các nhà dân chủ kết thúc... Các bản án rất nặng. Bất kể quốc tế can thiệp. Có thời nào như thế không? Chỉ trừ thời Pháp thuộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.