Hôm nay,  

Em Xinh Như Cây Lúa

6/18/201200:00:00(View: 12545)
Bạn thân,
Có một ca khúc dân gian ngợi ca nhan sắc phụ nữ Việt Nam, trong đó nói rằng “Em xinh là xinh như cây lúa” -- nghe hoài điệu lý này, chúng ta tự nhiên không thắc mắc.

Nhưng mới đây, đọc một đoản văn trên tờ Tia Sáng, mình mới thấy ông bà mình xài chữ tuyệt vời, tỏ tình kín đaó.

Bài viết này ký tên tác giả Hoàng Hồng-Minh, đăng ở Tia Sáng hôm 6/6/2012, nhan đề là “Kín đáo học Á Đông,” như sau:

“Nghe xong bài đàn ngũ âm, ông Pháp Đàn nhích lại gần “dám hỏi Cụ Hinh, tên bài hát này là gì ạ?”.

- Là “Em xinh là xinh như cây lúa” ạ.

Ông Pháp Đàn càng rụt rè. Cái cổ của ông ngắn hẳn lại.

Hồi lâu, sau khi tự chiến thắng được sự rụt rè bình phương của mình, ông cất tiếng.

- “Cụ Hinh ạ, em xinh thì tôi hiểu. Nhưng xinh như cây lúa, thì chịu, quả là khó quá ạ.”

- “Thế ông tưởng tôi hiểu nó đấy à?”

- “Chết, thế thì nó là cái gì ạ?”

- “Cái đó gọi chung là kín đáo học Á Đông, ông Pháp Đàn ạ.”....”

Tuyệt vời là thế, ngay cả lời bình trong bài của nhà văn Hoàng Hồng-Minh cũng là những gì rất mực bí ẩn Đông Phương: “kín đáo học Á Đông” cũng khó hiểu như “Em xinh là xinh như cây lúa.”

Có phải đây là Thiền Tông với những ẩn nghĩa? Sao lại xinh như cây lúa nhỉ?

Chúng ta có thể không hiểu hết ẩn nghĩa các ca khúc của ông bà mình, nhưng hẳn là lờ mờ cảm nhận rằng thế gian này -- cả em và cả cây lúa -- đều xinh như mộng, nghĩa là trần gian hiếm thấy.

Chắc chắn là, các ngôn ngữ thơ mộng đó của các nhạc sĩ dân gian Việt Nam không rõ nghĩa minh bạch như những câu nói của nữ hoàng nôị y Ngọc Trinh, khi cô nói những câu như:

- Điều giỏi nhất của tôi là ngoan...

- Không có tiền thì cạp đất mà ăn...

Trời ạ, cây lúa đâu có biết nói đâu, sao mà lại tuyệt vời dưới mắt các nghệ sĩ dân ca Việt từ nhiều thế kỷ xa xưa?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là ông Trump bị níu áo... hết giấu nổi. Mà quá đắt giá. Chỉ có một đêm đốt đuốc vui chơi, Thế là phải chi 130,000 USD.
Công ty Samsung từng bị chất vấn về cách đối xử với công nhân, đặc biệt với nữ công nhân, tại các nhà máy Samsung ở tỉnh Thái Bình. Bây giờ, một ông sếp Samsung sẽ làm đại sứ Nam Hàn ở Việt Nam. Có nên hay không?
Bãi biển Sầm Sơn hết chỗ chen chân… Bản tin VietnamNet kể: Chen nhau tìm chỗ tắm ở bãi biển Sầm Sơn…
Bản tin VOA ghi nhận: Một số trí thức Việt Nam có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội mới đây đưa ra những quan điểm có tính chất “xét lại” sự kiện 30/4, ngày Việt Nam gọi là “giải phóng miền Nam” nhưng nhiều người lại coi là “ngày quốc hận”, thu hút hàng nghìn lượt phản ứng và chia sẻ trên mạng.
Người của các thế hệ sau sẽ không hiểu hết những cảm xúc của các nhà thơ đã trải qua những ngày Miền Nam sụp đổ. Nơi đây xin đăng lại các dòng thơ đầy xúc động của một chiến binh thi sĩ: Nguyễn Phúc Sông Hương.
Vậy là tới ngày 30 tháng 4 của tròn 43 năm. Và là ngày Sài Gòn đầu hàng. Và là ngày Sài Gòn chờ đợi bị xóa tên.
Như thế là hòa bình. Như thế là giải trừ vũ khí nguyên tử... chưa bàn tới thống nhất, nhưng bước đầu đã có.
Có nhiều hy vọng Nam-Bắc Hàn sẽ hòa bình? Cuộc chiến phân ly sẽ từ từ giải quyết để tìm hướng thông nhất? Đó là ước mơ lớn nhất của dân tộc Đại Hàn... nhưng vẫn còn gian nan.
Vua Hùng Vương đang trở thành con gà đẻ trứng vàng, tiền đếm không hết: Biển người hành hương về Đất Tổ trong đêm tối.
Từ câu chuyện một ông sếp báo Tuổi Trẻ bị tố cáo đã “xâm hại” (chữ đúng có lẽ là “hiếp dâm”) một nữ sinh viên thực tập, các giới chức nghiên cứu luật pháp VN mới thú nhận rằng trước giờ có nhiều chuyện tương tự, nhưng phụ nữ thường là im lặng, trong khi cán bộ được bao che dễ dàng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.