Hôm nay,  

Em Xinh Như Cây Lúa

18/06/201200:00:00(Xem: 12454)
Bạn thân,
Có một ca khúc dân gian ngợi ca nhan sắc phụ nữ Việt Nam, trong đó nói rằng “Em xinh là xinh như cây lúa” -- nghe hoài điệu lý này, chúng ta tự nhiên không thắc mắc.

Nhưng mới đây, đọc một đoản văn trên tờ Tia Sáng, mình mới thấy ông bà mình xài chữ tuyệt vời, tỏ tình kín đaó.

Bài viết này ký tên tác giả Hoàng Hồng-Minh, đăng ở Tia Sáng hôm 6/6/2012, nhan đề là “Kín đáo học Á Đông,” như sau:

“Nghe xong bài đàn ngũ âm, ông Pháp Đàn nhích lại gần “dám hỏi Cụ Hinh, tên bài hát này là gì ạ?”.

- Là “Em xinh là xinh như cây lúa” ạ.

Ông Pháp Đàn càng rụt rè. Cái cổ của ông ngắn hẳn lại.

Hồi lâu, sau khi tự chiến thắng được sự rụt rè bình phương của mình, ông cất tiếng.

- “Cụ Hinh ạ, em xinh thì tôi hiểu. Nhưng xinh như cây lúa, thì chịu, quả là khó quá ạ.”

- “Thế ông tưởng tôi hiểu nó đấy à?”

- “Chết, thế thì nó là cái gì ạ?”

- “Cái đó gọi chung là kín đáo học Á Đông, ông Pháp Đàn ạ.”....”

Tuyệt vời là thế, ngay cả lời bình trong bài của nhà văn Hoàng Hồng-Minh cũng là những gì rất mực bí ẩn Đông Phương: “kín đáo học Á Đông” cũng khó hiểu như “Em xinh là xinh như cây lúa.”

Có phải đây là Thiền Tông với những ẩn nghĩa? Sao lại xinh như cây lúa nhỉ?

Chúng ta có thể không hiểu hết ẩn nghĩa các ca khúc của ông bà mình, nhưng hẳn là lờ mờ cảm nhận rằng thế gian này -- cả em và cả cây lúa -- đều xinh như mộng, nghĩa là trần gian hiếm thấy.

Chắc chắn là, các ngôn ngữ thơ mộng đó của các nhạc sĩ dân gian Việt Nam không rõ nghĩa minh bạch như những câu nói của nữ hoàng nôị y Ngọc Trinh, khi cô nói những câu như:

- Điều giỏi nhất của tôi là ngoan...

- Không có tiền thì cạp đất mà ăn...

Trời ạ, cây lúa đâu có biết nói đâu, sao mà lại tuyệt vời dưới mắt các nghệ sĩ dân ca Việt từ nhiều thế kỷ xa xưa?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thuốc giả bán cho bệnh nhân ung thư đã vào Việt Nam bằng cách nào? Cán bộ nào mở cửa cho thuốc giả vào?
Tuần lễ này có một ngày để tưởng nhớ tới nhà văn Nhất Linh, cũng là một người hoạt động nhiều lĩnh vực: ngày 7 tháng 7 năm 1963 là ngày nhà văn tự sát.
Thứ Ba tuần này là ngày 9 tháng 7 năm 2019. Như thế là tròn 66 năm, ngày cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị xử tử. Làm cách nào một người yêu nước như cụ bà lại có thể bị xử tử? Đó là những câu chuyện rất lạ của một thời lịch sử. Khi một người như cụ bà bị oan như thế, nghĩa là sẽ có cả triệu người bị oan khuất...
Chờ sập… chung cư cũ chờ sập… Hiện nay tại TP.SG đang có hàng trăm chung cư cũ chờ... sập.
Bệnh là nỗi lo triền miên của dân mình… Nhiều khi chỉ vì tự mình gây ra bệnh, như hút thuốc lá, uống rượu, phê ma túy, hoan lạc luông tuồng… Trong khi đó, y phí lúc nào cũng là gánh nặng, bệnh viện lúc nào cũng hết giường…
Có vẻ như bóng đá Việt Nam có uy tín hơn bao giờ hết? VTC News ghi rằng, theo tờ Fox Sports Asia nhận định, ĐT Việt Nam xứng đáng đại diện cho Đông Nam Á nếu đăng cai World Cup 2034.
Kinh tế Việt Nam tăng chậm lại, vì bi tác động nhiều yếu tố. Trong khi đó, sốt xuất huyết gây kinh hoàng, tăng vọt…
Công ty nấu bia… bỗng nhiên nô. Hãng bia Bình Dương thê thảm, một người chết. Báo Người Lao Động kể: Nổ lớn ở công ty bia tại Bình Dương, 1 người tử vong… Sau tiếng nổ lớn, hàng trăm mét vuông mái tôn công ty bị tốc bay, một số bồn chứa bia bị văng mất nắp, một người tử vong.
Chúng ta đang nhìn thấy rất nhiều người cộng sản tỉnh ngộ. Trong đó có những người đã trọn một đời hy sinh, đấu tranh cho Đảng Cộng sản Việt Nam, và rồi đã chết đi trong khi nhìn thấy quê nhà không hề có gì là tự do, dân chủ.
Là nho sĩ, là nhà giáo, là nhà thơ, và là nhà ái quốc… Cụ Nguyễn Đình Chiểu bị thảm là sinh vào thời mất nước. Trong tuần lễ này là những ngày đặc biệt của cụ: sinh ngày 1 tháng 7/1822 ở làng Tân Thới, Gia Định Thành
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.