Hôm nay,  

Buôn Bán Tôm Hùm Chết

16/03/201200:00:00(Xem: 8342)
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tôm hùm được ví là "vua" của các loài hải sản - món quà quý giá mà đại dương hào phóng ban tặng cho cư dân các miệt biển Nam Trung phần. Gần hai mươi năm qua, loài tôm xuất cảng này, đã "lột xác" nhiều làng biển, đảo vốn nghèo xác xơ, cách trở đò giang như Vạn Thạnh, Vạn Hưng (Khánh Hòa), đầm Nại, Vĩnh Hy (Ninh Thuận), Vịnh Hòa, Phú Dương, Từ Nham, Vũng Rô (Phú Yên)... Nhưng thời hoàng kim của những "làng " tôm hùm nổi tiếng cả nước này đang dần "lao dốc", khi mấy năm nay con tôm cứ đỏng đảnh "trở chứng" sưng đầu, đen mang, trắng sữa, hở khớp... và "rụng" hàng loạt! Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

17 giờ. Thường ngày vẫn thế, hai chiếc xe trọng tải nhỏ chạy qua Đầm Môn rồi "cắm chốt" ở hai điểm cầu cảng và cuối làng Vạn Thạnh. Những "cô chủ" đầu nậu vai đeo kè kè túi tiền, nhảy phóc khỏi cabin, lôi khỏi thùng xe các vật dụng như cân, rổ rá, đá lạnh, thùng xốp để mua... tôm chết. Và ngay lập tức, hàng chục người dân Đầm Môn, kẻ xách vài con, người bưng từng ký tôm kéo đến và lần lượt cân bán.

Đáng nhẽ ai cũng được vui, được lợi từ nguồn thu nhập kinh tế khi "thuận mua, vừa bán" hải sản trong cơ chế thị trường. Nhưng ở đây, dân vạn chài đi bán tôm chết một cách khiên cưỡng, gương mặt nhàu nhĩ, buồn rười rượi; còn những "cô chủ" mua tôm thì đon đả, cười tươi khi cân, đếm...Cũng phải thôi, lòng dân rối bời vì tôm hùm bệnh chết "trắng bè" nên "xót của" vớt lên đem bán với giá rẻ bèo; trong khi mua bán tôm chết bỗng dưng trở thành cái nghề phát đạt, "ăn nên làm ra" của các chủ vựa, đầu nậu trong những năm gần đây. Ở làng nhỏ vạn chài Đầm Môn có đến bốn đầu nậu tranh nhau "săn" mua tôm bệnh chết ở ngay trên bè tôm ở ngoài biển hoặc tôm chết được chở đò vào bờ. Chỉ trong một buổi chiều, chủ đầu nậu Nguyễn Thị Tàu mua được hơn 1,2 tạ; Võ Thị Thuận mua trên 2 tạ tôm chết...


Dân bán tôm vội, đi vội, không ai nói với ai lời nào. Phóng viên báo quốc nội "níu" chị Trần Thị Dung (ở thôn Đầm Môn, vừa bán 8 con tôm chết cân nặng 3,2kg, chỉ được 580.000 đồng, chưa bằng giá trị 2 con tôm giống nhỏ như que tăm thả nuôi cách đây 10 tháng), để hỏi chuyện "thời sự" về tôm. Chị Dung rầu rĩ, xua tay bảo: "Không được nói vống lên tôm chết nhiều, anh ạ. Vì ngành chức năng muốn dân tiêu hủy tôm chết; còn đầu nậu nó lợi dụng ép giá tôm; và mấy ông ngân hàng chặn đứng nguồn vốn cho vay nuôi tôm thì dân có nước "chết đứng", chứ mất trắng thu nhập, lấy đâu ra tiền để tiếp tục đầu tư?".

Bạn,
Trong cơn "dịch" bệnh tôm hoành hành, mỗi ngày, người dân Đầm Môn, Khải Lương, Ninh Tân, Ninh Đảo... vẫn âm thầm, lặng lẽ, buộc phải làm cái việc bất đắc dĩ là lặn vớt... tôm hùm chết để bán. Nhiều người hoang mang, mất ăn mất ngủ, vì tôm của họ liên tục "rụng" với số lượng lớn và có nguy cơ trắng tay, trong khi nợ vay ngân hàng vài trăm triệu đồng/hộ. Nhiều hộ dân ở đây đã chạy nháo nhào, xuất bán tháo tôm non hàng loạt. Mặc dù giá tôm bị "ép" xuống thấp, lỗ nặng, nhưng cũng chẳng có mấy người mua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.