Hôm nay,  

Lễ Cúng Bến Nước

27/01/201200:00:00(Xem: 4655)
Lễ Cúng Bến Nước

Bạn.
Theo báo Sài Gòn, tại vùng Tây Nguyên, người sắc tộc Ê đê có phong tục "Cúng bến nước". Lễ này nhằm cầu khấn cho nước luôn chảy trong, chảy suốt và chảy sạch. Đây là một phong tục đẹp của người Ê Đê với những nghi thức đặc biệt như ghi nhận của báo Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Hàng năm, vào khoảng giữa cuối tháng Chạp, sau khi thu hoạch xong mùa màng, người dân Êđê sắm sanh lễ vật để cúng bên nước, cầu thần linh ban phước cho dân làng dồi dào sức khoẻ, làm ăn khá giả, buôn thôn đoàn kết.Lễ vật cúng thần bến nước của người Êđê gồm một con heo có đốm trắng trên đầu và ché rượu cần. Tại bến nước, người dân dựng cái cổng bằng tre lô ô để báo cho dân làng biết ngày tổ chức lễ cúng, không được lấy nước tại bến.
“Hỡi các thần linh ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Hôm nay chúng tôi cúng bến nước, xin thần nước bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào, nước luôn luôn chảy trong, chảy suốt, chảy sạch. Xin tổ tiên, thần nước phù hộ buôn làng đoàn kết, con cháu thảo hiền..." - Lời khấn của vị thầy cúng âm vang cả núi rừng, mở đầu phần nghi thức Lễ Cúng bến nuớc, một trong những phong tục đẹp của người Êđê ở Tây Nguyên.

Sau phần khấn tế của thầy cúng, những thiếu nữ Êđê xinh đẹp được buôn làng tuyển chọn, thướt tha trong bộ đồ truyền thống sẽ nhẹ nhàng múc từng bầu nước mát dưới bến, mang về phân phát cho người dân trong buôn để lấy lộc.
Già Y Nguê Mlô (66 tuổi, ở buôn Kô Tam, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc) cho biết tục cúng bến nước của người Êđê có từ xa xưa, khi hình thành các buôn làng. Cúng bến nước để các vị thần nước, thần núi, thần sông... biết được nơi đó có dân làng sinh sống mà ban sức khoẻ, làm ăn khấm khá; hơn thế nữa người dân trong buôn luôn yêu thương nhau, sống thủy chung, trước sau như một. "Nước đối với chúng tôi quan trọng hơn bất cứ thứ gì trên đời. Không có nước thì khó sống nổi vài ngày, nên người Êđê thờ thần nước như thờ tổ tiên nhà mình vậy", già Mlô nói.
Cũng như các nghi lễ khác của người Êđê, tiếng cồng chiêng không bao giờ thiếu trong lễ cúng bến nước. Hàng trăm người dân Êđê tập trung về nhà cộng đồng của buôn làng để mở tiệc, uống rượu cần và nhảy múa vui chơi.
Bạn,
Báo Người Lao Động ghi nhận rằng lễ cúng bến nước là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của người Êđê. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng, phong tục này giúp người dân nâng cao ý thức về tầm quan trọng của nước trong đời sống thường ngày để giữ gìn, bảo vệ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.