Hôm nay,  

Lễ Cúng Bến Nước

27/01/201200:00:00(Xem: 4652)
Lễ Cúng Bến Nước

Bạn.
Theo báo Sài Gòn, tại vùng Tây Nguyên, người sắc tộc Ê đê có phong tục "Cúng bến nước". Lễ này nhằm cầu khấn cho nước luôn chảy trong, chảy suốt và chảy sạch. Đây là một phong tục đẹp của người Ê Đê với những nghi thức đặc biệt như ghi nhận của báo Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Hàng năm, vào khoảng giữa cuối tháng Chạp, sau khi thu hoạch xong mùa màng, người dân Êđê sắm sanh lễ vật để cúng bên nước, cầu thần linh ban phước cho dân làng dồi dào sức khoẻ, làm ăn khá giả, buôn thôn đoàn kết.Lễ vật cúng thần bến nước của người Êđê gồm một con heo có đốm trắng trên đầu và ché rượu cần. Tại bến nước, người dân dựng cái cổng bằng tre lô ô để báo cho dân làng biết ngày tổ chức lễ cúng, không được lấy nước tại bến.
“Hỡi các thần linh ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Hôm nay chúng tôi cúng bến nước, xin thần nước bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào, nước luôn luôn chảy trong, chảy suốt, chảy sạch. Xin tổ tiên, thần nước phù hộ buôn làng đoàn kết, con cháu thảo hiền..." - Lời khấn của vị thầy cúng âm vang cả núi rừng, mở đầu phần nghi thức Lễ Cúng bến nuớc, một trong những phong tục đẹp của người Êđê ở Tây Nguyên.

Sau phần khấn tế của thầy cúng, những thiếu nữ Êđê xinh đẹp được buôn làng tuyển chọn, thướt tha trong bộ đồ truyền thống sẽ nhẹ nhàng múc từng bầu nước mát dưới bến, mang về phân phát cho người dân trong buôn để lấy lộc.
Già Y Nguê Mlô (66 tuổi, ở buôn Kô Tam, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc) cho biết tục cúng bến nước của người Êđê có từ xa xưa, khi hình thành các buôn làng. Cúng bến nước để các vị thần nước, thần núi, thần sông... biết được nơi đó có dân làng sinh sống mà ban sức khoẻ, làm ăn khấm khá; hơn thế nữa người dân trong buôn luôn yêu thương nhau, sống thủy chung, trước sau như một. "Nước đối với chúng tôi quan trọng hơn bất cứ thứ gì trên đời. Không có nước thì khó sống nổi vài ngày, nên người Êđê thờ thần nước như thờ tổ tiên nhà mình vậy", già Mlô nói.
Cũng như các nghi lễ khác của người Êđê, tiếng cồng chiêng không bao giờ thiếu trong lễ cúng bến nước. Hàng trăm người dân Êđê tập trung về nhà cộng đồng của buôn làng để mở tiệc, uống rượu cần và nhảy múa vui chơi.
Bạn,
Báo Người Lao Động ghi nhận rằng lễ cúng bến nước là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của người Êđê. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng, phong tục này giúp người dân nâng cao ý thức về tầm quan trọng của nước trong đời sống thường ngày để giữ gìn, bảo vệ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.