Hôm nay,  

Đổ Xô Khoan Giếng

17/11/201100:00:00(Xem: 4322)
Đổ Xô Khoan Giếng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Đông Nam phần, gần đây rất nhiều gia đình cư dân ven biển ở một số tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh đã lén lút khoan giếng lấy nước mặn ngay giữa vùng có chương trình "tạo nguồn nước ngọt" để nuôi tôm. Theo các nhà khoa học, việc làm này rất tai hại, cần ngăn chặn ngay. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về thảm họa này qua bản tin như sau.
Dọc tuyến tỉnh lộ 883 qua các xã Lộc Thuận, Phú Vang, Phú Long, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) có vô số ao nuôi tôm mới đào. Một số nơi máy đào đang mở hết công suất phá bỏ vườn dừa để đào ao nuôi tôm. Ông Nguyễn Văn Cam ở ấp 8, xã Lộc Thuận cho biết vụ tôm vừa rồi ao tôm 1,300m2 của ông cho lợi nhuận 80 triệu đồng, trong khi nếu diện tích này mà trồng dừa cao lắm chỉ thu lợi được 12 triệu đồng/năm. Thấy ông Cam làm được, nhiều người dân địa phương dù chỉ có 1,000m2 đất cũng bắt chước đốn bỏ dừa, đào ao nuôi tôm.
Xã Phú Long, huyện Bình Đại là một trong những địa phương có số người đốn bỏ vườn dừa để đào ao nuôi tôm nhiều nhất. Ông Đỗ Hồng Phương, một gia đình nuôi tôm ở đây, cho biết từ cuối năm 2010 đến nay, nhà nhà người người đào ao, khoan giếng nuôi tôm. Những ngày này trong xã có cả chục máy đào hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu của người dân.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Bình Đại, hiện toàn huyện có khoảng 502ha nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch. Để có nước mặn nuôi tôm, người dân phải khoan giếng lấy nước mặn ở độ sâu 80-100m. Toàn huyện hiện có khoảng 863 giếng khoan kiểu này (nhiều nhất là xã Phú Long với 450 giếng).Theo Phòng Nông nghiệp huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), huyện này cũng xuất hiện một số trường hợp nông dân dẫn nước mặn vào để nuôi tôm. Riêng các trường hợp người dân khoan giếng lấy nước mặn đều bị ngành nông nghiệp ngăn chặn khi phát giác. Sở Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh xác nhận có tình trạng người dân phá đê, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm do sức hút lợi nhuận của nghề này đem lại. Ngành nông nghiệp đang lo người dân lấn đất lúa để đưa nước mặn vào nuôi tôm sẽ gây tác động xấu đến môi trường và vùng ngọt hóa. Để ngăn chặn tình trạng này,ủy ban huyện Cầu Ngang đã phải yêu cầu sở quy hoạch lại vùng nuôi tôm để tăng cường quản lý, giám sát, không để người dân tự ý khoan giếng, phá đê lấy nước mặn nuôi tôm.
Bạn,
Báo TT dẫn lời ông Kỷ Quang Vinh, giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường thành phố Cần Thơ, việc khoan giếng như vậy để lại tác hại khôn lường là giảm nguồn dự trữ quý giá, làm ô nhiễm nguồn nước và làm cao trình mặt đất lún xuống. Bến Tre, Trà Vinh là những địa phương chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng nên điều này rất nguy hiểm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.