Hôm nay,  

Ngậm Ngùi Làng Cốm

29/08/201100:00:00(Xem: 2804)
Ngậm Ngùi Làng Cốm

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, trên địa bàn tỉnh Bình Định, có làng cốm An Lợi (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn) là làng nghề truyền thống mà ông cha truyền lại. Giờ đây, nhiều người dân làng này bỏ nghề, tìm vào các thành phố lớn để mưu sinh, chỉ còn lại một số gia đình tiếp tục với nghề như ghi nhận của báo Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Theo ông Trịnh Xuân Lang, một người làm cốm lâu năm ở An Lợi, làm cốm không vất vả nắng mưa nhiều như làm nông nhưng cái công bỏ ra không ít. Cái công mà ông Lang nói bắt đầu từ khi cốm chưa thành hình, thành dáng. Muốn có được cốm nếp dẻo ngon, người làm cốm phải trực tiếp gieo trồng thứ nếp tròn hạt. Thu được hạt nếp rồi, họ lại tiếp tục bỏ công bên cái nóng hừng hực của lửa để hạt cốm nổ giòn trong chảo nón. Quy trình lên khuôn cho cốm tốn nhiều công sức nhất. Hạt nếp nổ giòn sau khi được nhặt hết vỏ trấu đem trộn đều với nước đường đã nấu sẵn. Lúc này, có ít nhất 4-5 người đóng khuôn cho cốm. Hai người cho cốm vào khuôn, 2 người "gõ" cốm, tức dùng búa để ép cốm thành khối hình chữ nhật nhỏ. Công việc này đòi hỏi phải ngồi một chỗ trong thời gian dài khiến nhiều người đau lưng, mệt mỏi. Cốm thành hình rồi, người làm cốm phải chở đi tiêu thụ. Người bán cốm dạo đi đến cả các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận... Những đợt bán dạo này thường kéo dài từ một tuần đến nửa tháng.

Không chỉ bỏ công, người làm nghề nơi đây còn mang vào trong cốm cả những trăn trở về nghề. Ông Trịnh Văn Hùng tâm sự: "Tôi cũng muốn đầu tư máy móc để sản xuất nhanh hơn, mẫu mã, bao bì sản phẩm cũng đẹp hơn. Nhưng đã đầu tư thì phải tăng giá, mà đầu ra của cốm vốn đã không mạnh, nay lại tăng giá, ắt lượng người mua sẽ ít đi".Một thời, đi từ đầu trên đến xóm dưới của thôn An Lợi, ta đều có thể cảm nhận hương của mật, đường quyện trong gió; nghe tiếng hạt bắp, hạt gạo nổ lách tách... Ông Lang kể: "Sau 1975, cốm bán chạy lắm vì bánh kẹo không nhiều như bây giờ. Hồi đó, người làm cốm đông và "say" đến mức hợp tác xã phải ngăn bớt vì ruộng đồng bị bỏ quên. Vậy mà giờ cả thôn chỉ còn không quá 20 nhà làm cốm".
Giờ nhiều người dân An Lợi rủ nhau vào các thành phố lớn để làm ăn, buôn bán. Chị Nguyễn Thị Linh nói: "Bà con xung quanh chủ yếu vào Sài Gòn bán trái cây. Bán trái cây không sướng hơn nghề cốm bao nhiêu nhưng chỉ khổ một người đi bán, còn làm cốm là khổ cả gia đình. Tôi cũng từng vào đó buôn bán, nhưng mình không có cái duyên mua bán, nên lại tiếp tục quay về làm cốm".
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động,tâm sự với phóng viên, ông Trịnh Xuân Lang bùi ngùi nói: "Nhà tôi gắn với nghề cốm đã 3 đời. Nhờ cốm, tôi nuôi được 2 đứa con học đại học. Nhưng giờ tụi nó ở lại Sài Gòn làm việc. Sau này, hai vợ chồng tôi không làm cốm nổi nữa thì cũng đành "đứt".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phế liệu liên tục vào Việt Nam... Tuy nhiên, có một phế liệu khổng lồ mà chẳng ai nhắc tới: chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao-Hồ vẫn còn nhức nhối.
Vậy là phải giảm bớt tệ nạn rượu bia, trước tiên là hạn chế quảng cáo. Báo Nghệ An kể: Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thống nhất với quy định "cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ cồn".
Cháy một nhà nhưng hại tới mấy chục gia đình… Đó là trường hợp ở Hà Nội. Bản tin VietnamNet kể: Biển lửa thiêu rụi nhà trọ ông Hiệp 'khùng', 70 người thành vô gia cư. Ngọn lửa lớn thiêu rụi 24 căn phòng nhà trọ của ông Nguyễn Thế Hiệp (Đê La Thành, Hà Nội), sau một đêm hơn 70 người đang được ở miễn phí nhà ông trở thành vô gia cư.
Giáo dục là đề tài đang được quan tâm. Do vậy, Giải Sách Hay 2018 trao cho 2 cuốn sách về dạy con.
Môi trường là nan đề nhức nhối. Báo Người Đô Thị kể: “Nguồn nước cho cư dân Sài Gòn: Ô nhiễm cấp độ mới, xử lý an toàn nhưng vẫn... lo.”
Giáo dục, giáo dục... Tới lúc cần nhìn lại, từ nhiều hướng. Bản tin SOHA kể: Giảng viên trường Sư phạm: Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại dựa vào mô hình quá cũ, đã bị vượt qua.
Thịt chó, thịt chó, thịt chó... Bỏ thì bỏ, khó gì đâu... Vậy là, Hà Nội bây giờ mới ý thức rằng cần phải dẹp bỏ thực đơn thịt chó.
Có những người uy quyền hơn công an... thí dụ như ở tỉnh Gia Lai, bà giữ xe trước cổng có quyền lực gọi là siêu tốc để làm giấy tờ...
Hóa ra còn có chuyện chữ Mường... Các nhà nghiên cứu nghĩ ra chữ Mường, nhưng dân sắc tộc Mường đa số không biết chữ này. Thôi thì, phải học cả 2 thứ chữ: Việt và Mường?
Thần lửa vẫn gây kinh hoàng… Có vẻ như vấn đề an toàn không được chú ý… Báo Tiền Phong kể: Hiện trường vụ cháy kinh hoàng tại quán bar trung tâm Đà Nẵng… Đến 9h30 sáng nay, lực lượng chức năng đã cơ bản khống chế được đám cháy xảy ra tại quán bar Leo tại số 15-17 (đường Lê Duẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Thông tin ban đầu, vụ cháy không có thiệt hại về người, nhưng toàn bộ quán bar bị thiêu rụi.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.