Hôm nay,  

Ngậm Ngùi Làng Cốm

8/29/201100:00:00(View: 2803)
Ngậm Ngùi Làng Cốm

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, trên địa bàn tỉnh Bình Định, có làng cốm An Lợi (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn) là làng nghề truyền thống mà ông cha truyền lại. Giờ đây, nhiều người dân làng này bỏ nghề, tìm vào các thành phố lớn để mưu sinh, chỉ còn lại một số gia đình tiếp tục với nghề như ghi nhận của báo Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Theo ông Trịnh Xuân Lang, một người làm cốm lâu năm ở An Lợi, làm cốm không vất vả nắng mưa nhiều như làm nông nhưng cái công bỏ ra không ít. Cái công mà ông Lang nói bắt đầu từ khi cốm chưa thành hình, thành dáng. Muốn có được cốm nếp dẻo ngon, người làm cốm phải trực tiếp gieo trồng thứ nếp tròn hạt. Thu được hạt nếp rồi, họ lại tiếp tục bỏ công bên cái nóng hừng hực của lửa để hạt cốm nổ giòn trong chảo nón. Quy trình lên khuôn cho cốm tốn nhiều công sức nhất. Hạt nếp nổ giòn sau khi được nhặt hết vỏ trấu đem trộn đều với nước đường đã nấu sẵn. Lúc này, có ít nhất 4-5 người đóng khuôn cho cốm. Hai người cho cốm vào khuôn, 2 người "gõ" cốm, tức dùng búa để ép cốm thành khối hình chữ nhật nhỏ. Công việc này đòi hỏi phải ngồi một chỗ trong thời gian dài khiến nhiều người đau lưng, mệt mỏi. Cốm thành hình rồi, người làm cốm phải chở đi tiêu thụ. Người bán cốm dạo đi đến cả các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận... Những đợt bán dạo này thường kéo dài từ một tuần đến nửa tháng.

Không chỉ bỏ công, người làm nghề nơi đây còn mang vào trong cốm cả những trăn trở về nghề. Ông Trịnh Văn Hùng tâm sự: "Tôi cũng muốn đầu tư máy móc để sản xuất nhanh hơn, mẫu mã, bao bì sản phẩm cũng đẹp hơn. Nhưng đã đầu tư thì phải tăng giá, mà đầu ra của cốm vốn đã không mạnh, nay lại tăng giá, ắt lượng người mua sẽ ít đi".Một thời, đi từ đầu trên đến xóm dưới của thôn An Lợi, ta đều có thể cảm nhận hương của mật, đường quyện trong gió; nghe tiếng hạt bắp, hạt gạo nổ lách tách... Ông Lang kể: "Sau 1975, cốm bán chạy lắm vì bánh kẹo không nhiều như bây giờ. Hồi đó, người làm cốm đông và "say" đến mức hợp tác xã phải ngăn bớt vì ruộng đồng bị bỏ quên. Vậy mà giờ cả thôn chỉ còn không quá 20 nhà làm cốm".
Giờ nhiều người dân An Lợi rủ nhau vào các thành phố lớn để làm ăn, buôn bán. Chị Nguyễn Thị Linh nói: "Bà con xung quanh chủ yếu vào Sài Gòn bán trái cây. Bán trái cây không sướng hơn nghề cốm bao nhiêu nhưng chỉ khổ một người đi bán, còn làm cốm là khổ cả gia đình. Tôi cũng từng vào đó buôn bán, nhưng mình không có cái duyên mua bán, nên lại tiếp tục quay về làm cốm".
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động,tâm sự với phóng viên, ông Trịnh Xuân Lang bùi ngùi nói: "Nhà tôi gắn với nghề cốm đã 3 đời. Nhờ cốm, tôi nuôi được 2 đứa con học đại học. Nhưng giờ tụi nó ở lại Sài Gòn làm việc. Sau này, hai vợ chồng tôi không làm cốm nổi nữa thì cũng đành "đứt".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.