Hôm nay,  

Nhọc Nhằn Học Hè

29/06/201100:00:00(Xem: 4279)

Nhọc Nhằn Học Hè

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại VN, học sinh chỉ mới bắt đầu nghỉ hè, và cũng như mọi năm, cuộc đua... học hè đã khởi động sớm từ trước đó. Có một điều khác, thông tin đầu tháng 8 sẽ tựu trường, khiến cho cuộc đua học hè càng tăng tốc. Bây giờ phụ huynh phải nhọc lòng tìm chỗ cho con học chữ trong 2 tháng hè ngắn ngủi. Báo SGGP ghi nhận về hiện trạng này qua bản tin như sau.

Hôm họp phụ huynh cuối năm, nhiều phụ huynh ở một trường trung học cơ sở ở quận 3 bàn chuyện tổng kết, liên hoan cho các học sinh thì ít mà chỉ nháo nhào hỏi nhau "thầy cô nào dạy hè tốt"... Lần theo một địa chỉ mà các phụ huynh chuyền tay nhau, phóng viên đến một căn nhà 4 tầng trong một con hẻm khang trang trên đường Lê Văn Sỹ (quận 3). Cổng khép kín, chỉ chừa một ô cửa nhỏ đủ nhìn vào bên trong để xem tới lượt mình được vào "tham vấn" chưa. Cô nhân viên hỏi khách: "Con anh muốn học môn gì, lớp mấy"".

Môn Toán thì học tại cơ sở này, còn Lý và Hóa thì phải đi bộ đến một cơ sở khác trong một con hẻm ngoằn ngoèo cách đó khoảng 500m. Học phí thu 3 tháng một lần, tròm trèm gần 3 triệu đồng. "Đăng ký liền đi để giữ chỗ, trễ quá không nhận đâu", cô nhân viên "khuyến cáo". Vờ không mang đủ tiền, phóng viên xin khất đến chiều và.... rút. Đi về, trong đầu nhẩm tính số tiền học phí mà... giật mình thay cho những bậc phụ huynh diện công nhân hay lao động nghèo.

Một trung tâm văn hóa ngoài giờ khác được nhiều bậc phụ huynh đồn đãi nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi (quận 1) và có nhiều cơ sở phụ khác, có khả năng tiếp nhận hàng ngàn học sinh vào học. Thật vậy, cứ đi ngang trung tâm này vào những ngày cuối tháng 5 vừa qua, nhiều người phải đội mưa đứng chờ người thân chen vào ghi tên. Giá học phí 2-3 môn cũng từ 6 con số trở lên nhưng có tiền chưa hẳn đã được học vì điều kiện "đầu vào" phải là học sinh khá trở lên.

Nhọc nhằn, tốn kém là vậy nhưng nhiều phụ huynh vẫn quyết liệt trong cuộc đua kiếm chỗ cho con học chữ mùa hè. Anh Vĩ, nhà ở đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) cho biết "năm ngoái mời thầy tới nhà dạy cho thằng bé đàng hoàng, vậy mà kết quả cuối năm nó vẫn... trung bình". Mấy hôm nay, điện thoại của anh nóng liên tục vì nhiều cuộc gọi cho người quen nhờ chỉ chỗ cho con học hè. Còn anh Thanh, nhà ở đường Cống Quỳnh (quận 1) cười toe toét cho biết "đã tìm đến nhà thầy và thầy đã đồng ý nhận dạy kèm cho thằng nhóc".

Bạn,

Báo SGGP phân tích rằng học kém hay trung bình, phải đi học thêm để lấy lại căn bản cũng là điều chính đáng. Nhiều học sinh học giỏi vẫn bị cha mẹ buộc học thêm để... "giỏi như Ngô Bảo Châu". Hè, dường như không còn là khái niệm "sân chơi" cho các học sinh. Hè đã ngắn lại, ít đi, và cũng không kém phần nhọc nhằn như trong năm học!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.