Hôm nay,  

Tái Tạo Cơ Đồ Từ Đồng Hồ

11/08/200100:00:00(Xem: 6013)
Bạn,
Cách đây 21 năm, vào một ngày của năm 1978, cùng chung số phận với bao doanh gia khác ở Sài Gòn, toàn bộ, tài sản, nhà cửa, vốn liếng của một doanh gia tên là Lê Trung Hiếu bị CSVN kê biên, tịch thu. Cả gia đình ông phải rời thành phố đến vùng kinh tế mới với hai bàn tay trắng. Đối với người khác phải làm lại từ đầu có lẽ là điều không dễ. Tuy nhiên, với ông Hiếu, ông không nản lòng, và cho rằng còn hai bàn tay và khối óc, vẫn có thể gầy dựng lại được. Cuối cùng ông Hiếu đã tái tạo được cơ nghiệp. Chuyện về nhà doanh nghiệp này được báo Kinh Tế Sài Gòn ghi lại như sau.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có đến 7 anh em, Lê Trung Hiếu lại là anh cả. Gia đình nghèo, cuộc sống vất vả, nghề đóng sửa giày của người cha không cáng đáng nổi tám, chín miệng ăn. Lê Trung Hiếu học một buổi, một buổi đi làm công, lại còn cố gắng đi học tiếng Anh. Năm 17 tuổi, ham thích chuyện tỉ mỉ, chính xác, Lê Trung Hiếu học thêm nghề sửa đồng hồ để mong phụ giúp gia đình và anh học rất nhanh. Năm 18 tuổi, vừa có học lực lại vừa có nghề sửa đồng hồ khá nhưng Lê Trung Hiếu vẫn chưa làm nên ngô khoai, chưa phụ giúp gia đình được nhiều. Cho đến một ngày người cha của Hiếu bảo “chẳng thấy con làm nên trò trống chi”. Vậy là chàng trai tự ái, bỏ nhà ra đi và nói với bạn bè là sẽ trở về với sự nghiệp trong tay. Làm việc cho hãng RMK Mỹ và dạy Anh văn vẫn chưa thể làm giàu. Ở Sài Gòn thấy khó cạnh tranh, Lê Trung Hiếu bèn ra miền Trung tìm đường làm ăn. Tại vùng đất miền Trung nghèo khổ, L.T.Hiếu nhận ra những mặt hàng nhu yếu phẩm được tiêu thụ mạnh nhưng lại thường thiếu hàng vì hệ thống phân phối không thông suốt. Vậy là vào cuộc. Nói đúng ra, mua đi bán lại, nhưng Hiếu đã biết mua và bán những cái mà người ta cần bán và cần mua. Bắt mạch đúng thị trường, chỉ vài năm sau, Hiếu đã là triệu phú thời ấy lúc mới 26 tuổi. Năm 30 tuổi, Hiếu là người giàu có nổi tiếng ở miền Trung. Năm 1969, vì thời cuộc, lại vào Sài Gòn, L.T.H mạnh dạn thuê nhà ở đường Tạ Thu Thâu để kinh doanh vải. Khi có nhiều người cạnh tranh, mãi lực không ngon như ban đầu, anh lại bỏ kinh doanh vải, tham gia thành lập công ty Thực phẩm Hà Tiên, kinh doanh xuất nhập cảng thủy hải sản cho đến 30-4-1975

Bạn,
Trở lại câu chuyện năm 1978, ở vùng kinh tế mới, ông Hiếu làm công cho một anh thợ sửa đồng hồ khác vì đồ nghề sửa đồng hồ của ông đã bị tịch thu. Được ít lâu, với đồng tiền ký kóp được, ông mua đồ nghề và ra riêng, và chỉ một thời gian ngắn, tay nghề của ông Hiếu nổi tiếng đến độ hầu như mọi người có đồng hồ mới đều là khách hàng của ông. Khách thích ông vì ông trân trọng, nâng niu đồng hồ của khách. Thêm vào đó, ông định bệnh nhanh và chính xác. Đến năm thứ 4 ở vùng kinh tế mới, tiếng tăm về đồng hồ của Lê Trung Hiếu bay xa. Năm 1982, 1 quốc doanh ở quận 1 Sài Gòn mời ông về phụ trách ngành sản xuất, lắp ráp đồng hồ. Năm 1987, ông xin nghỉ ra làm tư doanh nhưng mãi đến năm 1989 tổ hợp sản xuất đồng hồ Gimiko, tổ hợp đầu tiên ở Sài Gòn, mới ra đời từ vốn tự có của 7 người chí thú làm ăn góp lại. Muốn phát triển thì vốn là yếu tố hàng đầu nhưng đó cũng là khó khăn lớn nhất của Gimiko bởi vay ngân hàng không được vì không có tài sản thế chấp, bạn bè thân thì không còn ai ở VN. Thôi thì phát triển chậm, làm từ từ, lấy lãi làm vốn, tích lũy dần. Cuối cùng Gimiko đã là một thương hiệu có uy tín ở thị trường nội địa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.