Hôm nay,  

Nỗi Lo Thiếu Nước

09/02/201100:00:00(Xem: 4882)
Nỗi Lo Thiếu Nước
Bạn,
Như đã thành thông lệ, mỗi khi mùa nắng tới, người dân thành phố Sài Gòn lại lo thiếu nước dùng trong sinh hoạt, đặc biệt là ở các quận, huyện ngoại thành. Năm nay, cũng không khác, dẫu rằng Tổng Công ty Cấp nước TPSG, đơn vị cung cấp khoảng 90% lượng nước sạch trên địa bàn thành phố, đã xây dựng nhiều ống cấp nước mới, đưa nước thêm tới nhiều khu vực. Nỗi lo của năm nay là những diễn biến của tình trạng biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tới nguồn nước. Báo SGGP ghi nhận hiện trạng này qua bản tin như sau.
Trong dịp thăm vào dịp Tết Tân Mão của Chủ tịch Ủy ban TPSG Lê Hoàng Quân tại Tổng công ty Cấp nước TPSG (Sawaco), ông Huỳnh Khắc Cần, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cấp nước TPSG (Sawaco), đã báo cáo rằng "chất lượng nguồn nước ở các sông này đang ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt trong năm 2010 có nhiều khoảng thời gian nước mặn đã xâm nhập sâu vào gần khu vực lấy nước của các nhà máy, buộc các đơn vị này phải dùng nguồn nước dự trữ".

Thực ra, báo cáo của ông Cần không mới. Cái mới ở đây chính là chi phí để xử lý hết các chất ô nhiễm này đang ngày một cao hơn, và nếu không được cải thiện thì không những Sawaco mà cả người dân cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước hoặc chấp nhận tình huống giá nước buộc phải tăng lên. Trong khi đó, dưới tác động của biến đổi khí hậu dự báo mùa nắng năm nay sẽ diễn biến khá phức tạp. Sẽ có những ngày khí hậu sẽ nóng nực hơn và nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân sẽ tăng cao. Cái khó là khi khí hậu nóng bức, nhu cầu sử dụng điện của người dân cũng sẽ tăng mà lúc ấy ngành nước cũng rất cần điện để sản xuất nước, để vận hành và đưa nước đi phục vụ người dân.
Theo ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TPSG, mùa nắng cũng đồng nghĩa với khối lượng nước mặt lẫn nước ngầm sẽ sụt giảm, chất lượng nước vì thế chắc chắn sẽ giảm đi và chi phí "xử lý nước" sẽ còn tăng. Mực nước ngầm giảm cũng là cơ hội cho nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào đất liền. Chi phí biến đổi nước mặn thành nước ngọt thường cao gấp 10 lần chi phí "xử lý nước" thông thường. Theo ông Võ Quang Châu, Phó Tổng Giám đốc Sawaco, ngay những ngày đầu năm 2011, ông cùng đoàn chuyên viên của Sawaco đã phải đến làm việc với Ban quản lý hồ thủy điện Trị An để bàn việc xả nước, đẩy mặn ra khỏi khu vực lấy nước thô của Nhà máy nước BOT Trị An trên sông Đồng Nai.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, hiện nay, Nhà máy nước BOT Trị An trong nhiều thời điểm đã không thể lấy nước thô ở sông Đồng Nai để sản xuất nước sạch vì nước đã bị nhiễm mặn. Tình hình nhiễm mặn ở đây, theo ông Võ Quang Châu là vô cùng đáng lo ngại trong mùa nắng năm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.