Hôm nay,  

Lo ‘sóng Cồn Nhân Tạo’

2/16/200900:00:00(View: 3467)

LO ‘SÓNG CỒN NHÂN TẠO’

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, tai nạn giao thông đường thủy ngày càng gia tăng ở mức báo động. Riêng ở  các khu  vực sông nước thuộc tỉnh Cà Mau, từ  đầu tháng 1/2009 đến giữa tháng 2/2009, đã có 20 người chết vì tai nạn trên sông do ghe bị chìm vì chở quá trọng tải, hoặc do các  ca nô, tàu cao tốc chạy mở hết tốc độ gây ra . Các tàu  cao tốc còn gây ra bao  nỗi  lo cho giới thương hồ tại các chợ nổi , và cư dân sống dọc theo hai bờ sông như ghi nhận của báo Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Tại chợ nổi Cà Mau, trung bình mỗi ngày có từ 150 đến 200 ghe hàng về đây neo đậu, mua bán. Phần lớn các ghe hàng tập trung về đây đều chở đầy hàng hóa. Khi những chuyến  tàu cao tốc đi ngang qua khu vực này cứ mở hết tốc độ, tạo sóng dồn dập, làm cho các ghe hàng liên tục chao đảo, va đập rất dữ. Chị Hồng, một chủ ghe hàng bông, cho biết sóng tàu cao tốc làm hoa quả và trái cây trên ghe của chị mau hư hỏng, dập nát, mỗi ngày hàng chục ký, thiệt hại hàng trăm ngàn đồng. Cũng vì sóng tàu mà gần đây khách hàng ngại đến mua hàng vì không ít trường hợp ngồi trên ghe mua hàng bất ngờ bị sóng đánh rơi xuống sông.


Chợ nổi Cà Mau nằm ngay cửa ngõ vào trung tâm Cà Mau, cách bến tàu B phường 8 khoảng 2 km.  Đây là tuyến đường lưu thông chính đi các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển. Mỗi ngày có hàng trăm lượt tàu khách, cao tốc, các loại phương tiện thủy qua lại, gây ra nhiều sóng làm náo động cả khúc sông. Tại đây tồn tại nhan nhản biển báo giảm tốc độ, nhưng các tài công ca nô vẫn thoải mái tăng tốc khi đi qua khu vực này, bỏ lại đằng sau bao nhiêu nỗi thấp thỏm, sợ hãi, kinh hoàng.
Theo đánh giá của các ngành chức năng, hoạt động với công suất cao, tạo ra bước sóng lớn, chính những "hung thần trên sông nước" đã làm cho sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau sạt lở nghiêm trọng thời gian qua.  Trung bình quân mỗi năm Cà Mau có gần 360  hécta đất ven sông bị sạt lở và hàng trăm ngôi nhà bị nhấn chìm bởi sóng của ca nô cao tốc gây ra, tổn thất hàng chục tỉ đồng.
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, không chỉ tại Cà Mau,  mà  tại huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long) và Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), tình trạng sạt lở hai bên bờ sông đang diễn ra hết sức phức tạp. Báo Người Lao Động  cho biết rằng nhiều đoạn sạt lở đã và đang "ăn đứt" một số đoạn đường nằm sát mé sông. Nhiều  gia  đình cư  có nhà cặp mé sông đã bất lực... bỏ nhà chạy lấy thân vì sạt lở ăn sâu vào đất liền cả chục mét.Theo nhận định của người dân, một trong những nguyên nhân gây sạt lở ngày càng nghiêm trọng là do tàu cao tốc hoạt động hết tốc độ trên đoạn sông này khoảng 2 năm trở lại đây.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.