Hôm nay,  

Moi Sông Lấy Đá

5/7/200800:00:00(View: 3729)

Bạn,

Theo báo Lao Động, từ hạ tuần tháng Tư đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, hàng trăm người đã đổ về khu vực sông Ba đào bới lòng sông để tìm đá đẹp làm cảnh. Đá cảnh ở Sông Ba được giới sành chơi đá cảnh đánh giá là đẹp nhất nhì trong nước, bởi đa dạng về hình dáng, chất liệu và màu sắc, đặc biệt là các đường vân in trên mặt đá. Và tình trạng khai thác đá này sẽ gây sạt lở bờ sông, và phá nát cả dòng sông. Báo Lao Động ghi nhận về hiện trạng này như sau.

Trong hệ thống thủy điện sông Ba, tại các khu vực Bãi Dinh, Cầu Ngầm, Hà Đô, Sông Đà 10, Thác Cỏ và khu vực hạ lưu đập chính thủy điện Sông Ba Hạ, mỗi bãi có hàng trăm người từ khắp nơi đổ về tìm đá. Ở các khu vực này, hiện nay nước đã khô cạn do thủy điện chặn dòng, để lộ từng bãi đá trắng xóa. Người tìm đá không phải ngụp lặn, mò tìm, rồi dùng ruột lốp xe ô tô bơm căng để vận chuyển vào bờ như trước, mà chỉ đi bộ lượm hoặc dùng xà beng nạy lấy đá.Những người săn đá ở đây đủ mọi thành phần, già trẻ, gái, trai. Họ đua nhau đào bới, chọn lựa những viên đá đẹp về chơi hoặc đem bán.  Đáng ngại là hiện nay, nhiều người đi tìm đã không phải vì yêu nghệ thuật, mà coi đó là một "nghề" kiếm sống với mức thu nhập khá cao.

Đá dưới lòng sông Ba đã vượt qua khỏi ngưỡng nghệ thuật sinh vật cảnh, trở thành hàng hóa thu hút các "đại gia" từ Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, TP SG... về mua bán tự do. Chính vậy, khai thác đá cảnh ở khúc sông Ba qua huyện Sơn Hòa đã trở thành phong trào làm ăn. Dân khắp nơi đổ về khai thác vô tội vạ, dùng cả cơ giới vào khai thác.

Anh Trương Thanh Lắm, một nghệ nhân sinh vật cảnh ở Sơn Hòa, cũng là người đi tìm đá cảnh lâu nay ở sông Ba, cho biết: "Điểm khai thác ồ ạt nhất là ở khu vực qua cầu Suối Thá, thuộc khu phố Tịnh Sơn. Người khai thác ở đây chủ yếu đi từ hướng Sông Hinh sang hoặc Tuy Hòa lên, tập trung xe cẩu, xe múc làm cả ngày như một công trình đang thi công. Nhìn những hòn đá khổng lồ được cẩu lên từ lòng sông mà những người yêu nghệ thuật đá cảnh như chúng tôi vô cùng xót xa".Hiện, ngày càng xuất hiện nhiều xe  hơi biển số ngoài tỉnh trên địa bàn huyện Sơn Hòa, nhất là xe ở TP.SG về thu mua đá cảnh. Qua tìm hiểu được biết, các "đại gia" mua đá cảnh ít khi lộ diện, mà thường "hợp đồng" thông qua các "cò" thu gom ở Sơn Hòa, Sông Hinh, khi nào đủ số lượng mới vận chuyển đi.

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, để ngăn chận tình trạng khai thác đá  ở lòng sông Ba, UB huyện Sơn Hòa đã thành lập tổ công tác kiểm tra khoáng sản. Nhưng dù có tổ  kiểm tra,  tình trạng trục vớt, khai thác đá vẫn diễn ra  hàng ngày, và tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến dòng chảy, gây sạt lở bờ và môi trường sinh thái của dòng sông..

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.