Hôm nay,  

Dân Nghèo Nhập Cư

5/4/200800:00:00(View: 3785)

Bạn,
Theo ghi nhận của ngành lao động VN,  mỗi năm  thành phố Sài Gòn tiếp nhận khoảng 240 ngàn người nhập cư. Một số vào thành phố làm công nhân, một số sống bằng những việc lao động phổ thông khác như đi làm thuê, đi bán hàng rong, đi ve chai. Ai đặt chân vào thành phố cũng mang theo ước mơ đổi đời, nhưng trong những ngày tháng tạm cư ở thành phố, cuộc sống của họ cũng vô cùng khốn khó như ghi nhận của báo điện tử VietNamNet qua đoạn ký sự như sau..

Tại  khu vực Cống Quỳnh, quận 1, có ông Trần Đức Thành vào thành phố đã 10 năm để bán hủ tiếu gõ bày tỏ: Tôi vào đây với mục đích kiếm được một số tiền về quê xây lại căn nhà đã cũ nát. Ăn không dám ăn, chỗ ở thì chỉ vừa trải mảnh chiếu để ngủ thế mà đã 10 năm rồi vẫn chưa dành đủ tiền xây nhà. Cũng từ quê vào, với đôi chân bị liệt, ngày ngày với chiếc xe lăn, ông Nguyễn Văn Danh (quê Nam Định) lê hết từ góc đường này đến góc đường khác bán vé số. Không có chỗ để ngủ nên đêm xuống ở quãng đường nào thì dừng lại ngủ ở quãng đường đó. Qua những con đường của quận Bình Thạnh vào khoảng 1,2 giờ khuya, người ta thấy ông ngủ ngồi trên chiếc xe lăn dưới những mái hiên. Khi được hỏi sao không ở quê với con cháu, ông cười mà nước mắt ứa ra: "Tàn tật thế này ở quê làm được gì nuôi thân, lại hành con cháu nên tôi trốn vào đây kiếm sống nuôi mình. Dù sao ở Sài Gòn cũng còn kiếm được chút tiền, không như ở quê. Rồi tuổi già của ông sẽ trôi về đâu"  Đến khi sức tàn lực kiệt, ông sẽ tìm về quê với con cháu hay gió sương vô tình khiến ông phải chết cô đơn trên một góc đường nào đó của thành phố.

Sống trong cảnh nghèo khó, điều mà những người dân nghèo nhập cư lo lắng nhất là bệnh tật. Bệnh nhẹ thì có thể tới phòng khám từ thiện xin thuốc uống, nhưng nếu bệnh nặng thì không xoay đâu ra tiền để vào viện chữa trị, đành chết dần chết mòn trong sự hành hạ của bệnh tật. Những đứa con của họ cũng không được đến trường, phải bỏ học sớm đi kiếm sống hoặc đến những lớp học tình thương mong học được chữ nào hay chữ ấy. Nhiều cặp vợ chồng phải bỏ con lại quê, rồi mẹ xa con để lên thành phố kiếm tiền. Biết bao cái nhục, cái tủi mà những người dân nghèo nhập cư phải chịu.Với ông Nguyễn Văn Danh (quê Nam Ịịnh) thì ước mơ thật giản dị, được chết ở quê, không phải chết ở đầu đường xó chợ. Còn cô Trần Thị Tư thì chỉ ước có đủ tiền để phẫu thuật cho chồng. Cô ngậm ngùi: “Suốt ngày tính toán khoản này khoản kia nên nằm mơ cũng thấy tiền. Có khi mơ tự dưng mình có một bọc tiền, tỉnh dậy tiếc hùi hụi, có khi trong mơ còn hốt hoảng vì chồng phải đi cấp cứu mà trong túi không có một đồng xu nào.”

Bạn,
Cũng  theo báo  điện tử VietNamNet, cái nghèo đeo bám ám ảnh họ cả trong giấc ngủ. Bỏ quê đi tha hương, những người dân nhập cư nghèo mong tìm thấy một cuộc sống khá hơn. Nhưng hình như đó mãi chỉ là giấc mơ xa vời. Vào thành phố, họ kiếm được tiền nhưng cuộc sống nơi đô thị đắt đỏ, họ cũng chỉ đủ sống một cách tạm bơ qua ngày.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bản tin báo Thanh Niên ghi rằng vào sáng ngày 15.2-2019, khi trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.SG, thông tin cấu trúc đề thi bài kiểm tra năng lực năm nay sẽ giống với năm 2018. Theo đó, bài thi sẽ gồm 100 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 75 phút trên giấy, thang điểm 30.
Ngày Lễ Tình Nhân tưng bừng khắp các nhà nghỉ... Có phải các cặp tình nhân rủ nhau vào nhà nghỉ để mời nhau uống trà và ngâm thơ? Bởi vậy, mới có nhiều thai nhi bị khước từ vì ba mẹ lỡ lầm.
Vậy là xóa bỏ quy định nữ sinh viên thi vào sư phạm cần chiều cao ít nhất 1,50 m trở lên... Vậy là, các cô thấp hơn vẫn có quyền xin thi tuyển sư phạm.
Tưng bừng đi chùa... Ngôi chùa được nói sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới... Báo Dân Trí kể: Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa chưa xây xong ở Hà Nam... Tuy công trình chưa được xây dựng xong, công trường còn ngổn ngang nhưng người dân vẫn ùn ùn kéo về chùa Tam Chúc huộc huyện Kim Bảng (Hà Nam) để thăm quan, du xuân.
Vậy là xóa lằn ranh Nam-Bắc, trước và sau 1975, nhạc đỏ và nhạc vàng… trong tương lai gần.
Tết vui tưng bừng... tuy nhiên, có rất nhiều màn đi quá đà, như nhậu, hát, kẹt xe, tai nạn xe... Bản tin TTXVN kể: Ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết), dòng người từ các tỉnh miền Tây, miền Trung bắt đầu trở lại TP SG để làm việc và học tập khiến các tuyến đường vào cửa ngõ thành phố kẹt xe nghiêm trọng.
Nghề lái taxi đầy gian nan... trong thời đại công nghệ tiện lợi. Báo Dân Trí kể: Lãi “bốc hơi” hơn một nửa, Vinasun tiếp tục giảm trên 350 nhân viên năm 2018.
Trong khi các tiệm tạp hóa, chợ búa, siêu thị mở cửa sớm ngày xuân... nhiều người dân vẫn còn tưng bừng du lịch...
Vậy là tròn 230 năm Vua Quang Trung dẫn quân Tây Sơn đánh tan giặc phương Bắc.
Vẫn còn Tết... nhiều lễ hội vẫn còn tưng bừng, nhưng các siêu thị đã mở cửa trở lại ngày mùng 2 Tết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.