Hôm nay,  

Dân Nghèo Nhập Cư

5/4/200800:00:00(View: 3782)

Bạn,
Theo ghi nhận của ngành lao động VN,  mỗi năm  thành phố Sài Gòn tiếp nhận khoảng 240 ngàn người nhập cư. Một số vào thành phố làm công nhân, một số sống bằng những việc lao động phổ thông khác như đi làm thuê, đi bán hàng rong, đi ve chai. Ai đặt chân vào thành phố cũng mang theo ước mơ đổi đời, nhưng trong những ngày tháng tạm cư ở thành phố, cuộc sống của họ cũng vô cùng khốn khó như ghi nhận của báo điện tử VietNamNet qua đoạn ký sự như sau..

Tại  khu vực Cống Quỳnh, quận 1, có ông Trần Đức Thành vào thành phố đã 10 năm để bán hủ tiếu gõ bày tỏ: Tôi vào đây với mục đích kiếm được một số tiền về quê xây lại căn nhà đã cũ nát. Ăn không dám ăn, chỗ ở thì chỉ vừa trải mảnh chiếu để ngủ thế mà đã 10 năm rồi vẫn chưa dành đủ tiền xây nhà. Cũng từ quê vào, với đôi chân bị liệt, ngày ngày với chiếc xe lăn, ông Nguyễn Văn Danh (quê Nam Định) lê hết từ góc đường này đến góc đường khác bán vé số. Không có chỗ để ngủ nên đêm xuống ở quãng đường nào thì dừng lại ngủ ở quãng đường đó. Qua những con đường của quận Bình Thạnh vào khoảng 1,2 giờ khuya, người ta thấy ông ngủ ngồi trên chiếc xe lăn dưới những mái hiên. Khi được hỏi sao không ở quê với con cháu, ông cười mà nước mắt ứa ra: "Tàn tật thế này ở quê làm được gì nuôi thân, lại hành con cháu nên tôi trốn vào đây kiếm sống nuôi mình. Dù sao ở Sài Gòn cũng còn kiếm được chút tiền, không như ở quê. Rồi tuổi già của ông sẽ trôi về đâu"  Đến khi sức tàn lực kiệt, ông sẽ tìm về quê với con cháu hay gió sương vô tình khiến ông phải chết cô đơn trên một góc đường nào đó của thành phố.

Sống trong cảnh nghèo khó, điều mà những người dân nghèo nhập cư lo lắng nhất là bệnh tật. Bệnh nhẹ thì có thể tới phòng khám từ thiện xin thuốc uống, nhưng nếu bệnh nặng thì không xoay đâu ra tiền để vào viện chữa trị, đành chết dần chết mòn trong sự hành hạ của bệnh tật. Những đứa con của họ cũng không được đến trường, phải bỏ học sớm đi kiếm sống hoặc đến những lớp học tình thương mong học được chữ nào hay chữ ấy. Nhiều cặp vợ chồng phải bỏ con lại quê, rồi mẹ xa con để lên thành phố kiếm tiền. Biết bao cái nhục, cái tủi mà những người dân nghèo nhập cư phải chịu.Với ông Nguyễn Văn Danh (quê Nam Ịịnh) thì ước mơ thật giản dị, được chết ở quê, không phải chết ở đầu đường xó chợ. Còn cô Trần Thị Tư thì chỉ ước có đủ tiền để phẫu thuật cho chồng. Cô ngậm ngùi: “Suốt ngày tính toán khoản này khoản kia nên nằm mơ cũng thấy tiền. Có khi mơ tự dưng mình có một bọc tiền, tỉnh dậy tiếc hùi hụi, có khi trong mơ còn hốt hoảng vì chồng phải đi cấp cứu mà trong túi không có một đồng xu nào.”

Bạn,
Cũng  theo báo  điện tử VietNamNet, cái nghèo đeo bám ám ảnh họ cả trong giấc ngủ. Bỏ quê đi tha hương, những người dân nhập cư nghèo mong tìm thấy một cuộc sống khá hơn. Nhưng hình như đó mãi chỉ là giấc mơ xa vời. Vào thành phố, họ kiếm được tiền nhưng cuộc sống nơi đô thị đắt đỏ, họ cũng chỉ đủ sống một cách tạm bơ qua ngày.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khủng hoảng y tế tại phía bắc đã tới mức kinh hoàng: sán lợn... Lợn là heo... Báo Đại Đoàn Kết kể: Trước tình hình trẻ nhiễm sán lợn liên tục gia tăng, nhiều bậc phụ huynh tại Thuận Thành- Bắc Ninh đã đưa con mình về Hà Nội để tiến hành xét nghiệm sán lợn. Được biết, chỉ riêng trong một buổi sáng ngày 18/3, đã có gần 400 trẻ đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương để làm xét nghiệm sán lợn. Các bác sĩ đã bắt đầu là việc từ 5h sáng với 10 bàn khám và Viện hẹn các gia đình sau 1 đến 3 ngày sẽ có kết quả xét nghiệm.
Gian lận điểm... Báo Công Lý ghi nhận: Vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia sau khi cơ quan chức năng công bố kết quả điều tra cho thấy tại Hòa Bình đã có 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh bị can thiệp tẩy xóa để nâng điểm. Danh sách các địa phương gian lận điểm còn có Sơn La, Hà Giang.
Vậy là tròn 145 năm ký kết Hiệp ước Giáp Tuất -- một bản văn ký năm 1874 và là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, cắt nhiều tỉnh Nam Bộ cho quân Pháp.
Báo Dân Trí ghi nhận tình hình đầu tư: Ông Philipp Roesler (46 tuổi) là người Đức gốc Việt, từng giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ của Chính phủ Đức. Ông vừa nhận lời về Việt Nam làm việc với tư cách là Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures.
Tìm công nhân không dễ, đặc biệt với ngành chế biến thủy sản. Báo Tuổi Trẻ kể rằng TP.SG, ĐBSCL 'đỏ mắt' tìm công nhân chế biến thủy sản...Nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở TP.SG, ĐBSCL vẫn thiếu lao động trầm trọng. Doanh nghiệp nói đã tăng lương, trong khi công nhân thủy sản nói phải chuyển nghề vì cuộc sống bấp bênh.
Samsung là đại gia Hàn quốc bước vào trong làng công nghiệp Việt Nam... Không chỉ là tạo ra hàng chục ngàn việc làm, nhưng cũng là một động cơ cho nhiều công ty phụ trợ...
Bác sĩ công rủ nhau rời bỏ bệnh viện công, để ra làm việc cho bệnh viện tư… Thế là, khủng hoảng.
Cõi này đầy những bất an... Ngay như người có tiền cũng chưa chắc được an toàn. Báo Tổ Quốc kể chuyện Long An, “ Vụ kẻ trộm sát hại chồng, vợ tự vệ khiến trộm chết: Đối tượng trộm cắp có nợ tiền nạn nhân”...
Cúp nước nhiều quận huyện, thôi thì phải chịu. Bản tin VnExpress kể: Bảy quận huyện TP SG bị cúp nước cuối tuần. Hàng trăm nghìn hộ dân sẽ bị cắt nước hoặc nước yếu trong 4 giờ để sửa chữa nhà máy nước Thủ Đức.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 3 vừa mới qua đi... nhưng hẳn là kỷ niệm về Ngày Phụ Nữ vẫn còn in sâu trong lòng mọi người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.