Hôm nay,  

Lúa Bị Trộm, Bị Đốt

4/18/200800:00:00(View: 3442)

Bạn.

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn  tỉnh Long An, hiện nhiều người trồng lúa phải  khốn khổ  vì lúa tuốt xong chưa kịp đem về nhà thì bị trộm lấy mất, đốt sạch. Chỉ trong một thời gian, hàng chục tấn lúa của người dân bị lấy cắp, bị đốt.  Báo điện tử VietNamNet ghi nhận về thực trạng này như sau.

Tại huyện Tân Hưng, nông dân Nguyễn Văn Được, người ở ấp Xóm Mới, xã Vĩnh Châu A,  là nạn nhân mới đây của  tệ trạng  trộm lúa này. Một buổi  sáng , hai đống lúa khoảng 4 tấn của anh mới vừa tuốt xong, chưa kịp đem về nhà thì bị đốt cháy tại ruộng. Thủ phạm chính của vụ đốt lúa này là Lê Văn Đỉnh, sinh năm 1985, ngụ cùng ấp vớ  nông dân Nguyễn Văn Được. Khi bị Công an huyện Tân Hưng bắt giữ, Đỉnh khai là dùng hộp quẹt để đốt cháy 2 đống lúa. Vì sao lại đốt lúa, Đỉnh bảo: "Thấy trộm không được nên đốt bỏ!" Thế là sau mấy tháng trời quần quật ngoài đồng, bỏ ra với bao công sức, tiền của, vợ chồng anh Được thu về... đống tro từ đống lúa bị đốt. Còn chuyện bắt Đỉnh bồi thường số lúa bị đốt, chắc là khó, vì thủ phạm "nghèo rớt mồng tơi".

Mới đây, bà Hồ Thị Miên ở ấp Bình Lương 2, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, cũng bị  dân trộm  đột nhập vào nhà, "ẵm" mất gần 1 tấn lúa. Ông Võ Tấn Minh ở ấp Thái Vĩnh, xã Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng thì bị "gom giùm" hơn 1 công ( sào) lúa mới cắt xong, tính ra ông mất khoảng 1 tấn lúa hạt. Trước đó không lâu,   dân trộm  lúa cũng đã đột nhập vào nhà ông Tô Văn Lụa, ở ấp Rạch Mây, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng lấy trộm 54 bao lúa (loại 50 kg/bao). Nhà ông Nguyễn Văn Cử, ở ấp Rạch Đình cũng bị khiêng mất 60 bao. Ông Ngươn, lối xóm của ông Cử cũng bị "mượn" hết 8 bao. Ông Huỳnh Văn Giàu, ở ấp Trung Trực, xã Thái Bình Trung, sau một đêm ngủ thức dậy thấy 48 bao lúa biến mất. Bà Huỳnh Thị Mãnh ở ấp Ông Lẹt, xã Vĩnh Thuận cũng vậy. Sáng mở mắt ra thì hỡi ơi, gần 2 tấn lúa không cánh mà bay mất tiêu. Còn ông Trung, ở ấp Kinh Mới, 8 "ngó" lúa (lúa cắt xong gom thành đống) chuẩn bị tuốt thì bị đốt thành tro. 

Theo nguồn tin của người dân địa phương,  những kẻ trộm lúa hiện nay vẫn còn hoành hành ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của Long An. Thậm chí các huyện giáp ranh với Long An như huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tân Hồng,... của Đồng Tháp cũng bị mất trộm lúa thường xuyên. Nhưng việc dẹp  nạn trộm lúa của các địa phương ở đây chưa thật sự hiệu quả.

Bạn,

Cũng theo báo   điện  tử VietNamNet, nhiều người dân phàn nàn,  những tay   trộm lúa đã "tác oai, tác quái" trong một thời gian dài ở khắp các huyện vùng Đồng Tháp Mười, nhưng "thành tích" bắt  kẻ trộm lúa đến giờ này lại rất khiêm tốn. Đối với người dân nghèo, bị đốt lúa, mất lúa là rơi vào cảnh túng quẫn. Vì trăm sự họ chỉ trông cậy vào cây lúa, hạt lúa mình làm ra. Có nhiều người "hết mùa là sạch tay", nên khi bị đốt lúa, mất lúa thì khổ sẽ chồng thêm khổ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dưới đây xin ghi sơ lược về Cuộc chiến biên giới Việt -Trung 1979 để tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến giữ đất.
Nông dân cứ thua lỗ hoài… Có cách nào để thoát khỏi vòng xoáy trúng mùa là thua lỗ? Dân than hoài, nhưng hình như chính phủ không nghe, hay nghe mà không phản ứng.
Một bản tin lúc đầu nói rằng sẽ có sách giáo khoa cho Miền Nam, Miền Bắc dị biệt nhau. Thế rồi, sau đó, lại có tin rằng sẽ chia vùng miền như thế.
Trang Thư Viện Hoa Sen (http://thuvienhoasen.org) có bản tin tựa đề “Ngăn chặn việc phá hủy một thành phố Phật giáo” của phóng viên Văn Công Hưng từ báo Giác Ngộ.
Trong những Ngaỳ Lễ Tình Nhân, nơi đây đăng hai bài thơ tình -- bài “Kỹ Nữ” của Đinh Hùng và bài “Tố Của Hoàng Ơi” Vũ Hoàng Chương.
Lễ Tình Yêu Valentine đang tới... nhiều chàng trai và thiếu nữ đang rủ nhau tới cầu tình duyên thành tựu nơi ngôi đền nổi tiếng nhất Việt Nam về se duyên tình ái: Đền Chử Đồng Tử ở Khoái Châu, Hưng Yên.
Tranh dân gian cũng thế, cũng nhiều hoa, nhưng đặc biệt là hình ảnh các con thú gần với người, như tranh ngựa, tranh gà, tranh chuột, tranh heo...
Bạn có thấy sắc màu phố chợ rộn ràng hơn? Không chỉ vì xuân đâu. Một phần vì những ngày Tết chưa qua, một phần vì Lễ Tình Yêu vài ngày nữa là tới.
Những ai đã từng sống ở Sài Gòn thập niên 1960s hay 1970s, hay đã từng học ở Đại Học Vạn Hạnh, hẳn là không thể quên được hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng.
Và cứ mỗi địa phương, lại phát triển những truyền thông khác nhau: Tranh dân gian có những trường phái như Tranh Đông Hồ, Tranh Hàng Trống, Tranh Kim Hoàng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.