Hôm nay,  

Lúa Bị Trộm, Bị Đốt

4/18/200800:00:00(View: 3437)

Bạn.

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn  tỉnh Long An, hiện nhiều người trồng lúa phải  khốn khổ  vì lúa tuốt xong chưa kịp đem về nhà thì bị trộm lấy mất, đốt sạch. Chỉ trong một thời gian, hàng chục tấn lúa của người dân bị lấy cắp, bị đốt.  Báo điện tử VietNamNet ghi nhận về thực trạng này như sau.

Tại huyện Tân Hưng, nông dân Nguyễn Văn Được, người ở ấp Xóm Mới, xã Vĩnh Châu A,  là nạn nhân mới đây của  tệ trạng  trộm lúa này. Một buổi  sáng , hai đống lúa khoảng 4 tấn của anh mới vừa tuốt xong, chưa kịp đem về nhà thì bị đốt cháy tại ruộng. Thủ phạm chính của vụ đốt lúa này là Lê Văn Đỉnh, sinh năm 1985, ngụ cùng ấp vớ  nông dân Nguyễn Văn Được. Khi bị Công an huyện Tân Hưng bắt giữ, Đỉnh khai là dùng hộp quẹt để đốt cháy 2 đống lúa. Vì sao lại đốt lúa, Đỉnh bảo: "Thấy trộm không được nên đốt bỏ!" Thế là sau mấy tháng trời quần quật ngoài đồng, bỏ ra với bao công sức, tiền của, vợ chồng anh Được thu về... đống tro từ đống lúa bị đốt. Còn chuyện bắt Đỉnh bồi thường số lúa bị đốt, chắc là khó, vì thủ phạm "nghèo rớt mồng tơi".

Mới đây, bà Hồ Thị Miên ở ấp Bình Lương 2, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, cũng bị  dân trộm  đột nhập vào nhà, "ẵm" mất gần 1 tấn lúa. Ông Võ Tấn Minh ở ấp Thái Vĩnh, xã Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng thì bị "gom giùm" hơn 1 công ( sào) lúa mới cắt xong, tính ra ông mất khoảng 1 tấn lúa hạt. Trước đó không lâu,   dân trộm  lúa cũng đã đột nhập vào nhà ông Tô Văn Lụa, ở ấp Rạch Mây, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng lấy trộm 54 bao lúa (loại 50 kg/bao). Nhà ông Nguyễn Văn Cử, ở ấp Rạch Đình cũng bị khiêng mất 60 bao. Ông Ngươn, lối xóm của ông Cử cũng bị "mượn" hết 8 bao. Ông Huỳnh Văn Giàu, ở ấp Trung Trực, xã Thái Bình Trung, sau một đêm ngủ thức dậy thấy 48 bao lúa biến mất. Bà Huỳnh Thị Mãnh ở ấp Ông Lẹt, xã Vĩnh Thuận cũng vậy. Sáng mở mắt ra thì hỡi ơi, gần 2 tấn lúa không cánh mà bay mất tiêu. Còn ông Trung, ở ấp Kinh Mới, 8 "ngó" lúa (lúa cắt xong gom thành đống) chuẩn bị tuốt thì bị đốt thành tro. 

Theo nguồn tin của người dân địa phương,  những kẻ trộm lúa hiện nay vẫn còn hoành hành ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của Long An. Thậm chí các huyện giáp ranh với Long An như huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tân Hồng,... của Đồng Tháp cũng bị mất trộm lúa thường xuyên. Nhưng việc dẹp  nạn trộm lúa của các địa phương ở đây chưa thật sự hiệu quả.

Bạn,

Cũng theo báo   điện  tử VietNamNet, nhiều người dân phàn nàn,  những tay   trộm lúa đã "tác oai, tác quái" trong một thời gian dài ở khắp các huyện vùng Đồng Tháp Mười, nhưng "thành tích" bắt  kẻ trộm lúa đến giờ này lại rất khiêm tốn. Đối với người dân nghèo, bị đốt lúa, mất lúa là rơi vào cảnh túng quẫn. Vì trăm sự họ chỉ trông cậy vào cây lúa, hạt lúa mình làm ra. Có nhiều người "hết mùa là sạch tay", nên khi bị đốt lúa, mất lúa thì khổ sẽ chồng thêm khổ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đó là nhà máy thép 8.000 tỷ đồng hoang tàn. Con số đó là 360 triệu USD. Sao lại hoang tàn? Có phải, quan chức đục khoét tới mức, không thể xây dựng hoàn tất để hoạt động?
Đổ ra nơi cạn nước chung quanh? Hay đổ ra biển? Giải pháp bơm có phải là ưu thắng chăng? Nếu bơm được, tại sao Venice chịu ngập mấy trăm năm nay?
Như thế là chiến tranh không tuyên chiến... vì Việt Nam trở thành con tin của Trung Quốc rồi sao? Nghĩa là, nhiều khi phải níu áo đàn anh Phương Bắc để theo quy chế xin-cho hay sao?
Trung lưu? Thành phần trung lưu? Có bao nhiêu người Việt tự nhận là trung lưu? Nghĩa là, không nghèo mạt rệp, không giàu xụ?
Hôm 14 tháng 3-2016, một số lễ tưởng niệm trận hải chiến Trường Sa 1988 đã thực hiện, lúc đó Hải quân Trung Quốc tấn công 3 bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam,
Anh Ba Sàm là người truyền thông tuyệt vời, khi sáng lập mạng Anh Ba Sàm, chủ trương đưa ra nhiều thông tin đa chiều vì anh tin rằng cần khai dân trí trứớc, dân chủ tất nhiên sẽ tới sau.
Nhưng nói rằng “đầu hàng các cô” chỉ là văn chương, thực tế là “đầu hàng lòng dục” của quý ông, những người muốn đi chệch từ phố đèn xanh sang phố đèn đỏ.
Có vẻ như nền giáo dục đại học Việt Nam đầy cạm bẫy. Và không mấy ai hiểu nôi bộ ở cấp giáo dục đaị học này. Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn nói rằng thủ tục giấy tờ Việt Nam làm khó các nhà đầu tư muốn thiết lập đaị học tại VN, kể cả Đại Học Harvard cũng không cách chi chen chân được.
Có đúng rằng du lịch sẽ cứu kinh tế Việt Nam? Đúng là như thế, vì du lịch nuôi được nhiều triệu người, bất kể những chuyện bi hài chặt chém, vệ sinh môi trường...
“Đại gia Đặng Thanh Tâm "đuổi" toàn bộ giảng viên ĐH Hùng Vương do trường không còn nguồn thu, thâm hụt trầm trọng vốn pháp định do cổ đông đầu tư..
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.