Hôm nay,  

Thảm Họa Từ 1 Công Trình

10/19/200700:00:00(View: 3236)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trong tiến trình thực hiện dự án "cải tạo môi trường kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè" của Thành phố Sài Gòn, một khảo sát giám định tác động xã hội của dự án này do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPSG thực hiện từ giữa năm 2006 - đầu năm 2007 cho thấy số người dân bị căng thẳng thần kinh  gia tăng trong khu vực của dự án này. Từ tháng 5-2006, có khoảng 50% nhà dân được khảo sát bị ngập úng liên tục, trong đó khu vực quận Bình Thạnh được xếp hạng "kỷ lục" với thời gian ngập trung bình 75 phút, lâu nhất gần 140 phút với độ sâu đến 30 cm.  Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.

Dọc theo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kết quả khảo sát xác định nguyên nhân ngập chính yếu là do các công trình xây dựng gây ra, chẳng hạn khi làm  giếng, nhà thầu đã cho  bít các cống tiêu thoát nước khiến khu phố 3, phường 14, quận 3 bị ngập khi trời mưa. Không chỉ thế, có hơn 67%  nhà được khảo sát cho rằng  công trình này gây ra những cơn "mưa bụi". 28% có bệnh về hô hấp, 25% mất ngủ và 16% luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu.

Phóng viên trở lại khu vực giếng S34 của dự án Nhiêu Lộc- Thị Nghè ở đường Phú Mỹ, phường 22, quận Bình Thạnh  sáng 15/10 khi công trường này đã khởi động trở lại sau một thời gian dài tạm ngưng. Một chiếc xe tải siêu trường siêu trọng nằm chắn trên đường để chuyển vật liệu cho đội công nhân. Nhiều người dân đứng từ xa dõi mắt về hướng công trường với vẻ dò xét, có người không giấu sự lo ngại nguy cơ những ngôi nhà xung quanh sẽ tiếp tục lún sụt.

Theo ghi nhận của  phóng viên, hiện khu vực quanh giếng này còn đến vài chục căn nhà bị lún, nứt mà theo người dân là do ảnh hưởng từ tiến trình thực hiện dự án. Chưa kể các trường hợp ở quận 1, quận 3 và Phú Nhuận, chỉ riêng phường 22, quận Bình Thạnh số nhà bị ảnh hưởng có đơn khiếu nại được  địa phương thống kê đã lên đến con số 72  nhà.. Trong đó, có khoảng 28 nhà bị hư hỏng và được nhà thầu bồi thường từ cuối năm 2005. Tuy nhiên, sau đó số  gia đình bị nứt nhà, lún nền càng tăng và nhà thầu không chịu bồi thường, vì cho rằng nằm ngoài bán kính 60 m tính từ tâm giếng nên không chịu trách nhiệm. Hiện nhiều căn nhà quanh khu vực này bị lún nặng, có nơi sâu gần 1 m nên mỗi khi trời mưa là ngập lênh láng.

Bạn,

Cũng theo  ghi nhận của phóng viên báo NLĐ, ngược về thượng nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nhiều công trường xây dựng thuộc gói thầu số 7 luôn là nỗi ám ảnh, bất bình của người dân. Tại một số giếng, hoạt động kích ống của nhà thầu vẫn diễn ra đều đều. Có nơi giếng xây xong, thu hẹp hàng rào rồi bỏ đó. Cũng không ít nơi, hàng rào chắn được dựng lên từ 2 năm nay vẫn còn nguyên đó mà bên trong cây cỏ mọc xanh, chẳng thấy bóng công nhân nào. Nhiều đoạn đường bị rào chắn làm công trường không còn chỗ lưu thông. Nhiều chỗ, bờ kênh bị trưng dụng xây dựng "lô cốt" phục vụ dự án không còn lối thoát nước khiến các khu dân cư quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh vốn khô ráo nay cứ mưa là ngập.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải đường hư vì không xe? Hay phải chăng xe nhiều làm đường hư sớm? Hay phải chăng rút ruột công trình đã làm đường hỏng sớm?
Vậy là Trung Quốc ngày càng tăng lực ở Biển Đông, tuần này là đưa chiến đấu cơ tối tân tới đảo Phú Lâm... Tương lai thấy rõ, ngư dân Việt sẽ đi đánh cá xa hơn nữa.
Cá ngừ vẫn là theo mùa... hễ trúng mùa, là giá giảm. Do vậy, ngăn ngừa giảm giá là một ưu tiên. Báo Nông Ngiệp VN kể: Tham gia chuỗi liên kết cá ngừ giúp ngư dân khắc phục ‘được mùa mất giá'...
Thế gian nhiều âu lo... tai nạn vây khắp trời... Báo Ấp Bắc kể chuyện: Chìm sà lan, 2 vợ chồng tử vong.
Lại nỗi lo ung thư, trong thời nhìn đâu cũng thấy độc chất... Chủ yếu vì sao? Hút thuốc, nhậu rượu, khói xe, ăn uống nhằm thực phẩm bẩn, trái cây ngậm hóa chất... Đặc biệt là nỗi lo, căng thẳng là bệnh.
Tiếng Việt mới kiểu GS Bùi Hiển nhiều phần sẽ được dạy thí điểm tại một đaị học Sài Gòn... nếu ý kiến của Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM Phạm Ngọc Thanh không bị cấp cao hơn bác bỏ. Vậy là tương đương một màn đốt sách vĩ đại. Không cần một mồi lửa nào, mà cả kho tàng sách chỉ trích ông Hồ bỗng dưng từ từ bị đẩy vào hư vô. Sách chống Cộng sẽ trở thành chữ Nôm thế kỷ 21?
Mở mắt ra là thấy chuyện gì cũng làm hỏng đất nước mình, thò tai ra nghe là nhức nhối chuyện gì cũng hại cho người dân… Từ chuyện bằng dỏm, cho tới sông Mekong.
Báo Người Đưa Tin kể rằng: Ngày 28/11, Công an TP.Hải Phòng cho biết, lực lượng PC46 đang tạm giữ lô hàng không có giấy tờ hợp pháp, được vận chuyển từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hải Phòng tiêu thụ.
Có phải nhà nước đang bịt miệng các luật sư nhân quyền? Và bịt miệng công khai, không giấu giếm gì… bất kể thế giới đang dòm ngó.
Có thể hình dung rằng người đời sau sẽ nhớ nhiều nhất về Giáo sư Lê Hữu Mục là công trình chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh không phải tác giả tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” – nghĩa là, Giáo sư họ Lê chứng minh rằng ông Hồ đã chôm lấy bản thảo và rồi ghi tên ông Hồ là tác giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.