Hôm nay,  

Cặp Đèn Sáp Khổng Lồ

31/05/200700:00:00(Xem: 3042)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại quận 8 của Thành phố Sài Gòn, có chùa An Phú, tọa lạc trên đường Chánh Hưng, hàng năm thu hút đông đảo du khách xa gần đến vãn cảnh, thắp nhang. Khách đến chùa không chỉ vì cảnh đẹp, kiến trúc xây dựng độc đáo mà do ở đây còn có cặp đèn sáp đặc biệt, mỗi cây nặng gần một tấn. Báo CA Sài Gòn ghi nhận về những đặc điểm và tiến trình  đúc chạm cặp đèn sáp này như sau.

Ở chùa An Phú, Thượng tọa Thích Hiển Chơn (tên khai sinh là Lê Phước Nguyên, quê Đồng Tháp) là người nảy ra ý tưởng làm cặp đèn sáp khổng lồ này. Để có cặp đèn trước tiên phải làm khuôn đúc, đó là hai ống sắt rỗng tròn, đường kính 50cm, cao 3,40m và phải đóng giàn giáo cao hơn miệng khuôn. Sau đó mang 2.080 kg sáp nấu lên, 9 người ngày đêm đổ sáp vào khuôn. Nửa tháng sau sáp khô, tháo khung, bắt đầu chạm khắc mỹ thuật trên thân đèn theo phác thảo của Thượng tọa Thích Hiển Chơn, sau 57 ngày đêm cặp đèn sáp khổng lồ được hoàn thành. Nổi lên trên thân đèn là hình rồng uốn lượn đế lên đến đỉnh, các con rồng khác được khắc nhỏ hơn chầu dưới đế đèn. Hình chạm này mang ý nghĩa "Ngũ long chầu đăng" (5 con rồng chầu đèn). Theo lời giải thích của Thượng tọa Thích Hiển Chơn: Đèn ở đây không phải theo nghĩa đèn thường mà là đèn trí tuệ, đèn chiếu sáng đường đời, đường đạo gọi là "huệ đăng.”

Bên cạnh cặp đèn sáp đặc biệt này, trong chùa còn có những cặp đèn sáp lớn nhỏ khác nhau, cặp màu đỏ thờ ở chánh điện nặng 1.400kg, chạm khắc hình hoa, lá sen và hình rồng cuộn; cặp nặng 360kg chạm khắc long, lân, quy, phụng... rất sắc sảo, công phu.Tính đến nay, cặp đèn sáp ở chùa Đất Sét, tức Bửu Sơn tự (TX Sóc Trăng) đã cháy liên tục... hơn 30 năm. Một số người già nơi đây kể rằng: "Năm 1928, ông Ngô Kim Tòng (sinh năm 1909) bắt đầu xây dựng ngôi chùa này. Mỗi ngày ông lấy đất sét (cách nơi xây dựng 1km) gánh về phơi khô, xay nhuyễn, lọc tạp chất..., sau đó trộn bột đất với bột nhang và ô dước (một loại keo nước của thời đó) rồi dùng hỗn hợp vừa dẻo vừa thơm này nặn ra hơn 1 ngàn tác phẩm thờ cúng các loại: tháp Đa Bảo, Bảo Tòa thỉnh Phật, tượng A Di Đà, Thích Ca, Quan Âm... Đặc biệt là ông đã mua hàng tấn sáp về đúc 4 cặp đèn sáp, mỗi cây nặng khoảng 100kg. Năm 1970, ông Tòng tạ thế ở tuổi 62 và cặp đèn nhỏ nhất trong 4 cặp nói trên đã được đốt, 3 cặp lớn còn lại mỗi cặp cao 2.6m, dự kiến sẽ cháy suốt 70 năm mới hết. Như vậy nếu đốt theo cặp thì cần hơn... 200 năm, còn đốt từng cây thì phải 420 năm mới hết.

Bạn,

Báo CA cho biết, theo cách tính như vậy, mỗi cây đèn sáp khổng lồ ở chùa An Phú Quận 8 TPSG (cao đến 3.4m, nặng gần 1 tấn) nếu được đốt như ở chùa Đất Sét, Sóc Trăng sẽ phải cháy rất lâu. Trong đêm giao thừa thiên niên kỷ, Thượng tọa Thích Hiển Chơn đã "khai hỏa" cặp nhỏ hơn (cao 3m, nặng 700kg/cây) cháy 10 tháng mới chỉ vơi chút xíu sáp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.