Hôm nay,  

Nghề ‘ăn Theo’ Mùa Lũ

09/08/201000:00:00(Xem: 3299)

Nghề ‘Ăn Theo’ Mùa Lũ

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, các làng nghề "ăn theo" mùa lũ đang tất bật sản xuất hàng hóa phục vụ cuộc mưu sinh của cư dân mùa nước nổi. Tuy nhiên, cư dân các làng nghề đang sốt ruột vì năm nay lũ về quá muộn, kế hoạch sản xuất của họ bị ảnh hưởng nhiều. Báo SGGP ghi nhận hiện trạng của các làng nghề này qua đoạn ký sự như sau.
Đã thành thông lệ, từ cuối tháng 7, các làng nghề sản xuất phương tiện, dụng cụ khai thác sản vật mùa nước nổi ở  miền Tây Nam phần bắt đầu cuộc đua "làm hàng". Đến làng nghề lưỡi câu Mương Thi ở vùng ven  thành phố  Long Xuyên (tỉnh An Giang), không khí thật tấp nập, hối hả. Lưỡi câu Mương Thi vang danh khắp miền Tây mấy chục năm qua về chất lượng như: độ sắc bén, bền, hiệu quả và giá rẻ. Làng nghề nằm nép mình bên dòng kênh Long Xuyên - Núi Sập, kéo dài gần 1km. Từ em bé 10 tuổi đến cụ già 70 tuổi đều có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất lưỡi câu.


Ông Trần Thiện Tam, 47 tuổi, Hội trưởng làng nghề lưỡi câu Mương Thi,cho biết: "Làng nghề có 186 nhà chuyên sản xuất lưỡi câu, theo hình thức cha truyền con nối. Trung bình mỗi nhà thuê thêm 3 - 5 lao động làm công, hoạt động gần như suốt năm nhưng chính vụ là mùa lũ. Vì chất lượng tốt, cá ăn là dính, giá phải chăng nên rất được tín nhiệm. Đặc biệt, làng nghề đã sản xuất được lưỡi câu bằng chất liệu inox không bị mục, sét nên rất hút hàng". Các lò lưỡi câu nổi tiếng như Minh Hải, Văn Bảnh, Thành Xuân đã mở rộng thị trường khắp các tỉnh thành ven biển miền Tây, miền Trung. Một số thương lái từ Campuchia còn sang đây đặt hàng về bán lại cho ngư dân Mã Lai... Làng nghề Mương Thi sản xuất được hàng chục loại lưỡi câu từ nhỏ nhất như câu cá lòng tong đến to nhất câu... cá mập.  Trung bình  một gia đình với 2 người làm, vào mùa lũ mỗi tháng có thể cho ra lò 25 muôn (1 muôn = 10,000 lưỡi). Nhiều  gia đình sản xuất lớn thuê thêm lao động, sản lượng gấp 4 - 5 lần.
Trên quốc lộ 91, đoạn ngay cầu Thơm Rơm, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, xóm lưới Thơm Rơm hoạt động mạnhï. Đặc biệt xóm lưới này do những  gia  đình dân gốc từ huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế vào đây gầy dựng và phát triển từ năm 1976 đến nay.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, điều mà các làng nghề trên mong ngóng nhất hiện nay là một mùa lũ "đẹp". Thực tế, đến thời  gian  này, lũ về muộn và.. yếu hơn nhiều năm trước, làm cư dân làng nghề thấp thỏm. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn An Giang, lũ năm nay về muộn. Thời  gian  hiện tại, mực nước lũ tại các trạm đo đạc trên sông Tiền, sông Hậu lên chậm, 1 - 2cm/ngày và còn thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 60 - 100cm. Dự báo, mùa lũ năm 2010 không lớn, xấp xỉ mức trung bình các năm vưà qua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.