Hôm nay,  

Nghề ‘ăn Theo’ Mùa Lũ

09/08/201000:00:00(Xem: 3296)

Nghề ‘Ăn Theo’ Mùa Lũ

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, các làng nghề "ăn theo" mùa lũ đang tất bật sản xuất hàng hóa phục vụ cuộc mưu sinh của cư dân mùa nước nổi. Tuy nhiên, cư dân các làng nghề đang sốt ruột vì năm nay lũ về quá muộn, kế hoạch sản xuất của họ bị ảnh hưởng nhiều. Báo SGGP ghi nhận hiện trạng của các làng nghề này qua đoạn ký sự như sau.
Đã thành thông lệ, từ cuối tháng 7, các làng nghề sản xuất phương tiện, dụng cụ khai thác sản vật mùa nước nổi ở  miền Tây Nam phần bắt đầu cuộc đua "làm hàng". Đến làng nghề lưỡi câu Mương Thi ở vùng ven  thành phố  Long Xuyên (tỉnh An Giang), không khí thật tấp nập, hối hả. Lưỡi câu Mương Thi vang danh khắp miền Tây mấy chục năm qua về chất lượng như: độ sắc bén, bền, hiệu quả và giá rẻ. Làng nghề nằm nép mình bên dòng kênh Long Xuyên - Núi Sập, kéo dài gần 1km. Từ em bé 10 tuổi đến cụ già 70 tuổi đều có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất lưỡi câu.


Ông Trần Thiện Tam, 47 tuổi, Hội trưởng làng nghề lưỡi câu Mương Thi,cho biết: "Làng nghề có 186 nhà chuyên sản xuất lưỡi câu, theo hình thức cha truyền con nối. Trung bình mỗi nhà thuê thêm 3 - 5 lao động làm công, hoạt động gần như suốt năm nhưng chính vụ là mùa lũ. Vì chất lượng tốt, cá ăn là dính, giá phải chăng nên rất được tín nhiệm. Đặc biệt, làng nghề đã sản xuất được lưỡi câu bằng chất liệu inox không bị mục, sét nên rất hút hàng". Các lò lưỡi câu nổi tiếng như Minh Hải, Văn Bảnh, Thành Xuân đã mở rộng thị trường khắp các tỉnh thành ven biển miền Tây, miền Trung. Một số thương lái từ Campuchia còn sang đây đặt hàng về bán lại cho ngư dân Mã Lai... Làng nghề Mương Thi sản xuất được hàng chục loại lưỡi câu từ nhỏ nhất như câu cá lòng tong đến to nhất câu... cá mập.  Trung bình  một gia đình với 2 người làm, vào mùa lũ mỗi tháng có thể cho ra lò 25 muôn (1 muôn = 10,000 lưỡi). Nhiều  gia đình sản xuất lớn thuê thêm lao động, sản lượng gấp 4 - 5 lần.
Trên quốc lộ 91, đoạn ngay cầu Thơm Rơm, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, xóm lưới Thơm Rơm hoạt động mạnhï. Đặc biệt xóm lưới này do những  gia  đình dân gốc từ huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế vào đây gầy dựng và phát triển từ năm 1976 đến nay.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, điều mà các làng nghề trên mong ngóng nhất hiện nay là một mùa lũ "đẹp". Thực tế, đến thời  gian  này, lũ về muộn và.. yếu hơn nhiều năm trước, làm cư dân làng nghề thấp thỏm. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn An Giang, lũ năm nay về muộn. Thời  gian  hiện tại, mực nước lũ tại các trạm đo đạc trên sông Tiền, sông Hậu lên chậm, 1 - 2cm/ngày và còn thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 60 - 100cm. Dự báo, mùa lũ năm 2010 không lớn, xấp xỉ mức trung bình các năm vưà qua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.