Hôm nay,  

Sông Hồng Thành Bãi Rác

08/04/201000:00:00(Xem: 3144)

Sông Hồng Thành Bãi Rác

Bạn,
Theo ghi nhận của báo Sài Gòn, tại miền Bắc VN, sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội đang khô cạn.  Hơn nửa thế kỷ nay,  bây giờ mới thấy sông Hồng cạn  đáy, chỉ xắn quần là lội sang bãi giữa, nơi những người nông dân vùng Hưng Yên và vùng Hồng Hà, thị trấn Phùng, Hà Nội về canh tác. Do bị khô cạn, nên hiện nay, bãi giưã sông Hồng đã trở thành bãi rác lớn. Trong khi đó, giới doanh nhân lại muốn đầu tư xây dựng công trình, làm ngăn dòng chảy. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận toàn cảnh về sông Hồng hiện nay qua bản tin như sau.
Sông Hồng đang mùa cạn nên bãi cát vừa là sân bóng, vừa là chỗ vẽ trái tim trên cát, thay lời tỏ tình của trai gái tuổi trăng rằm. Tuổi trẻ cứ mơ mộng, còn những người nông dân bãi giữa vùng Tứ Liên quận Tây Hồ, họ cuốc đất trồng bí, bí đao, và bí ngô. Đặc sản của bãi giữa là bí và ngưu tất.Mỗi năm người nông dân ở bãi giữa sông Hồng thu nhập, trừ tiền giống má, thu về được khoảng hai mươi triệu đồng. Họ đầu tư cho con đi học ở bên phố Chương Dương Độ. Và họ mua giống cây nhân thêm trên ruộng. Phù sa sông Hồng đã giúp bao nhiêu người nông dân sống nhờ đất và nước. Đã có những vòi nước giếng khoan tưới tiêu cho cây xanh, đỡ đi bao cực nhọc.


Những người nông dân bãi giữa sông Hồng tâm sự: họ thuê đất của nhau 500 ngàn đồng/sào. Nghe nói đất bãi phù sa, nông dân thuê của nhau, viết giấy, ký tay. Lại nghe một chị trồng bí ngô bảo có một nữ doanh nhân đang đầu tư trong năm tới đây, để tôn nền ven bờ sông, làm con đường cho người dân đi du lịch.Khéo mà lấn sông, đâu chỗ cho dòng chảy. Sông Hồng đang co hẹp, khúc Hà Nội giống như hồ Trúc Bạch, hồ Tây, và sâm cầm mùa xuân mới thi thoảng bay về. Nhiều nhà tầng mọc lên. Những cao ốc lô nhô như nấm ở khu Quảng An, Tứ Liên... Sông Hồng không còn mênh mông nữa. Mặc dầu phù sa vẫn nâng đỡ con người. Chưa biết chừng dòng chảy của sông đang thắt lại cũng do chính tay con người.
Đã trơ ra bao rác rến, bao nilông,đã trơ ra những bát hương, bàn thờ người thành phố quen ném xuống sông. Lúc cỏ lau cao còn che đi rác, giờ thì cỏ khô, rác cũng lộ ra. Cả một vệt dài từ Tứ Liên xuống bến phà Đen lặng gió, rất nhiều rác. Bãi giữa nhiều nhà không có khu vệ sinh, họ coi đất bãi mênh mông là bể tự hoại. Đó là chưa kể làng nghề gốm Bát Tràng đổ xuống dòng chảy những gì.
Bạn,
Báo Sài Gòn Tiếp Thị viết tiếp: "Ai dám bảo nước sông và cỏ cây không lên tiếng. Thiên nhiên có cách nói của thiên nhiên. Vì sao con người lại không lắng như phù sa sông Hồng mà nghĩ cho sông cho cây cho dòng chảy""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.